Trang Black - Không cao cũng phải ngước nhìn

Thảo luận trong 'Tennis Việt nam' bắt đầu bởi neuyeuthiphainoi, 20/4/16.

Tags:
  1. 509
    639
    93
    neuyeuthiphainoi

    neuyeuthiphainoi Hỏa Nữ Thành viên BQT

    Vntennis Id: 10 Vntrp: 2.05 Vntrp đơn: 2.25 New
    image.jpeg

    Trang “Black” - @Trang Black

    “Không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn”

    Mượn một câu quảng cáo nổi tiếng về một loại đồ uống để nói về một người chơi thể thao có thể bị coi là một so sánh hơi... buồn cười. Nhưng nhắc đến Trang “Black” – “nỗi kinh hoàng” của trường đấu tennis phong trào miền bắc thì không thể không nhắc đến chiều cao như thể “ngụy trang kiểu Úc” của cô – như nhiều người tặc lưỡi chép miệng, rằng “bé bé con con thế kia, chẳng dè đánh tennis lại hay thế!”...


    Tài năng không bằng khổ luyện

    Nói về thành tích là vô chừng! Từ lâu, dân tennis đã biết tỏng nhau không nên lấy cờ cúp ra làm thước đo trình độ, đặc biệt trong những giải đấu phong trào, bởi lẽ đơn giản là so bó đũa chọn cột cờ, nhỡ mà giải chỉ toàn tay chơi “phọt phẹt’ với nhau thì dĩ nhiên kẻ... ít phọt phẹt nhất sẽ có cơ hội cầm cờ cúp mang về vỗ ngực dọa vợ con! Thế nhưng nếu “đánh giải nào được giải đấy” thì nữ phong trào miền bắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay, xếp hàng “vô đối” đến mức ngộ nhỡ đánh nội dung đôi nam nữ mà thành “nữ bao nam” chứ không phải “nam làm trụ cột” như Trang Black thì chỉ có một!

    Dân tennis phong trào bấm ngón tay “tính theo thời giá” rằng từ lúc là gà mới loe toe “chập chững” cầm vợt, hoặc giả may nhà nào “gia đình có điều kiện” – bố mẹ “đầu tư” cho mầm non có cơ hội được tập tành thì chi phí cho tiền bóng tiền sân tiền thầy tiền nước loanh quanh cũng đến một cơ số cây vàng! Chả trách mà người ta vẫn gọi đây là môn thể thao “quý tộc”, con nhà nghèo chẳng có cơ lớ rớ đến! Thế nên “con nhà” không mấy “điều kiện”, thì “nhà có gì dùng nấy” mà tên tuổi lẫy lừng là của xưa nay hiếm.

    image.jpeg

    Trang Black tên thật là Trần Huyền Trang, hiện đang là giáo viên, trưởng khoa chuyên sâu Tennis ĐH Từ Sơn (HN) – là nữ giáo viên Tennis duy nhất trong toàn miền bắc. Thế, nhiều người sẽ bảo vậy thì đâu còn là... dân tennis “phủi”? Cơ mà, cái khái niệm “phủi” và “chuyên nghiệp” - vẫn xì xào truyền tai nhau khi thấy người nào đánh hay ở các giải tennis phong trào đất Bắc - thì hãy còn mập mờ lắm, và con đường dẫn đến cái vị trí “nữ giảng viên tennis” của Trang Black thì vẫn còn cơ số gập gềnh, chuyện đó nói sau.

    Bố Trang là VĐV Trần Viết Cường – tiền vệ mang áo số 9 bóng đá Thể Công nổi tiếng một thời. Cái “máu” thể thao ăn vào nhận thức từ bé, từ niềm say mê, và cả từ người bố nghiêm khắc rèn dũa. Những năm thuộc thập niên 1990 của thế kỷ trước, ai ai đi qua sân tennis Quân đội ở 19 Hoàng Diệu (HN) cũng “mắt tròn mắt dẹt” khi thấy cảnh ông bố đứng trên lưới, cạnh rổ bóng, luôn tay đưa bóng khắp các góc trái phải, lên xuống khắp sân trong khi mặt mũi... quàu quạu, liên tục lớn tiếng cổ vũ lẫn... quát nạt cô con gái nhỏ mới 11 – 12 tuổi, giữa 1 giờ trưa mùa hè nắng chang chang đổ lửa. “Bố tôi là VĐV bóng đá Thể Công nên Sân Quân đội tập giờ trưa được ưu tiên không phải mất tiền. Buổi chiều tối thì phải dành giờ cho người lớn chơi. Thế nên suốt nhiều năm, 2 bố con cứ kẽo kẹt vài tiếng giữa giờ trưa. Cứ thấy bóng là đánh thôi, chứ... làm gì có thầy thợ gì mà được huấn luyện dèn rũa!”
    Kim Trang – VĐV huyền thoại đã từng vô địch VN 17 năm liền đã từng khẳng định một người chơi tennis muốn hoàn thiện một cú quả, đặc biệt là hai quả cơ bản trái phải dùng để đánh phông thì “mỗi ngày phải đánh ít nhứt từ 500 tới một ngàn trái banh”. Tính sơ sơ nỗ lực hàng trăm giờ đồng hồ phơi nắng của hai bố con đủ để Trần Huyền Trang đánh hàng chục nghìn trái banh. Cái tên Trang Black – Trang “đen” cũng “ăn” luôn theo người vì làn da đen sạm, cái giá phải trả cho niềm đam mê khổ luyện những ngày ấy. Cũng là may vì được cúp vô địch Thanh thiếu niên U18 toàn quốc, nếu không với chiều cao dưới 1m55 (hệ quả - hay hậu quả- vì luyện tập rát quá đến phát còi không lớn được) chắc cô gái này đã chẳng có cơ hội được ưu tiên vào học ĐH TDTT Từ Sơn, làng tennis miền bắc suýt thì không có nữ giảng viên duy nhất!

    image.jpeg

    image.jpeg

    Quả trái “dị” và câu chuyện tư duy

    Trang Black nổi danh trong làng tennis phong trào vì quả trái sát thủ. Trong khi đại đa số dân “phủi” vẫn an ủi nhau bằng câu “cả nước yếu trái” thì Trang sở hữu quả trái sấm sét có khả năng dành điểm winner trước cả những tay vợt nam phong trào hạng khá. Một mình một balô đựng vợt, ngày ngày cô đều đặn vượt quãng đường hơn 50km đi và về từ Hà Nội đến Từ Sơn để theo đuổi ước mơ được gần gũi, được hít thở, được sống trong không khí của môn thể thao mà mình yêu thích. Cái tiếng “oan” “dân ĐH TDTT là chuyên nghiệp” vài năm vẫn “làm khổ” cả Trang Black lẫn nhiều học viên Từ Sơn khi cứ đi thi đấu cọ sát giao lưu trong các giải phong trào là lại... bị kiện. Người biết - rằng ĐH TDTT thực ra là đào tạo giảng viên, HLV để tạo nguồn giáo viên giáo dục thể chất (chứ không phải đào tạo vận động viên) – thì chẳng có mấy ai, người không biết cứ nghe đến “khoa chuyên sâu tennis” là đã... khiếp! Kiện thôi!

    Mà cũng đáng... kiện thật! Nếu chị em còn muốn có giải! Đơn giản là vì trình độ tennis nữ phong trào quá mức chênh lệch, trong nhiều năm Trang Black không có đối trọng. Rồi một đợt người ta đột nhiên thấy cô vắng bóng trong các giải thi đấu, không phải vì chuyện cá nhân bận rộn, mà vì cao thủ nhiều khi cũng ngấm nỗi “đời không có tri kỷ đã buồn, không có đối thủ còn buồn hơn”. Sẽ là khập khiễng nếu liên tưởng đến Kim Trang khi vô địch VN 17 năm liền đã phát biểu trước báo chí: “Kim Trang vô địch nhưng không thấy vui, vì một quốc gia mà một VĐV vô địch đến 17 năm liền nghĩa là môn thể thao đó không phát triển” – nhưng một Trang nhỏ bé của làng tennis phong trào cũng có lúc thấm thía nỗi buồn ấy. Cô ít thi đấu, tập trung vào giao lưu bạn bè, tham gia các mạng xã hội chuyên về tennis để tìm kiếm cách gây dựng cho phong trào phát triển – không nói cao siêu là tìm “truyền nhân”, mà đơn giản là tìm bạn chung chí hướng, để phong trào tennis, đặc biệt là cho chị em có “cơ” khởi sắc sau bao nhiêu năm âm thầm lặng lẽ.

    Người muốn xin theo học Trang không ít, nhưng cô vẫn luôn dành sự ưu tiên cho thanh thiếu niên và chị em. “Phong trào là để làm chân đế vững mạnh cho đỉnh cao, nếu phong trào phát triển thì tennis đỉnh cao mới có cơ hội. Và thanh thiếu niên chính là nguồn quan trọng cho mơ ước đỉnh cao ấy”.

    Trong những câu chuyện bên rìa sân bóng những lúc nghỉ ngơi giữa các buổi tập, quả trái đặc biệt của Trang Black vẫn là đề tài bàn tán của cơ số chị em. Học sinh đã được học Black ít người có quả trái dở – điều đấy đi ngược với cái tư duy “cả nước yếu trái” mà “giang hồ” vẫn thường ngụy biện mỗi lúc bị mất rơ vì cái điểm yếu đã ăn sâu vào suy nghĩ này. “Quan trọng là dám nghĩ và dám làm, nếu như ngay cả trong suy nghĩ, các chị không hề có ý định thực hiện cú quả đó, không chủ đích luyện tập và khắc chế thì sẽ không bao giờ có thể làm được. Em nghĩ điều đó không chỉ đúng với tennis mà còn đúng với rất nhiều điều khác nữa trong cuộc sống. Thể thao cho phụ nữ một cơ hội để được thể hiện mình, được sống lành mạnh và trên hết – đó là nơi người ta luyện tập cho mình một phản xạ – một suy nghĩ dám sống, dám ước mơ...”
    ...

    Không có cơ hội cho những vận động viên nam cao dưới 1m83 và vận động viên nữ cao dưới 1m75 trong bộ môn quần vợt – nếu muốn vươn tới đỉnh cao – đó là kết quả phân tích của một tổ chức nghiên cứu thể hình thể lực tại Mỹ. Nhưng người ta vẫn có rất nhiều cách để sống với ước mơ của mình, nhưng ít nhất – phải dám ước mơ – đó là điều Trang Black đã làm được!
  2. 336
    1,089
    93
    HAILINHDUY

    HAILINHDUY
    • VNTennis Inspired Member

    Vntennis Id: 36 Vntrp: 2.35 Vntrp đơn: 2.5 New
    16624163219_8027251e83_c.jpg
  3. 35
    49
    18
    datcangguy

    datcangguy
    • Ảnh Thủ

    Vntennis Id: 499 Vntrp: 3.05 Vntrp đơn: 2.75 New

Chia sẻ trang này