ROLAND-GARROS 2017(28/05-11/06)

Thảo luận trong 'Grandslam/ ATP world tour' bắt đầu bởi Sereger, 27/5/17.

?

La Decima cho Nadal, Double-digit cho Nole hay lần đầu cho NextGenner?

Poll closed 2/6/17.
  1. Rafa the God of Clay

    11 phiếu
    47.8%
  2. Nole the 'Amor y paz' ambassador

    5 phiếu
    21.7%
  3. Stanimal the King Slayer

    1 phiếu
    4.3%
  4. Thiem the Dominator

    1 phiếu
    4.3%
  5. Zverev Alexander the Great

    0 phiếu
    0.0%
  6. Sir Muzza the ATP crown holder

    0 phiếu
    0.0%
  7. Others

    0 phiếu
    0.0%
  8. Fedex

    5 phiếu
    21.7%
  1. 3,399
    551
    113
    Anh Bigtoe

    Anh Bigtoe

    Vntennis Id: 5682 Vntrp: Vntrp đơn:
    Càng ngày đạo đức lễ nghĩa của các em thanh niên cứng càng xuống cấp! Không còn lịch thiệp nhã nhặn như xưa! Các em thanh niên cứng bây giờ sẵn sàng chửi thề, ném đá trên Internet và kêu người khác thằng nọ thằng kia nhân danh bất cứ lý do nhỏ nhặn nào mà các em ấy thấy không vừa ý!


    Anh Bigtoe đã bị những fan Na Đao sau đây dùng những lời lẽ thô tục khó nghe để chửi anh Bigtoe:

    1. Em @Openera
    2. Em @nobody
    3. Em @Gia cát tiên sinh
    4. Em @RogerFederer007

    Toàn là fan Na Đao chửi thề và dùng những lời lẽ khó nghe gọi anh Bigtoe là thằng nọ thằng kia! Trong khi Anh Bigtoe chưa bao giờ gọi các em fan Na Đao là thằng nọ thằng kia.

    Ở Việt Nam bây giờ không còn môn giáo dục công dân? Hoặc thời tiết nóng quá? Hoặc vì cuộc mưu sinh ngày càng khốc liệt nên người với người ngày càng hằn học cay cú hả các em?
  2. 3,399
    551
    113
    Anh Bigtoe

    Anh Bigtoe

    Vntennis Id: 5682 Vntrp: Vntrp đơn:
    Anh Bigtoe Thần Đô Thiên Toán bị lãng trí!

    Trí nhớ của anh Bigtoe kém nhưng Anh Bigtoe tính toán rất hay!

    Đầu đuôi câu chuyện như sau. Các em cũng biết em @RogerFederer007 đang muốn tranh chức Bác Đại Trí Sư với anh Bigtoe xem ai đoán đúng kết quả nhiều hơn. Anh Bigtoe và em @RogerFederer007 đã đồng ý bắt độ nhẹ nhàng vài lít vài chai để so tài với nhau.

    Các em cửa giữa, công bằng không bênh anh Bigtoe và cũng không bênh em @RogerFederer007 thì các tính toán xem có phải nếu em @RogerFederer007 không đơn phương hủy kèo thì từ AO 2017, Indian Wells, Miami, mông tơ cạc lô, ba xê lô na, rôm, RG 2017 là 7 giải, giải nào em @RogerFederer007 cũng ra kèo 1 ăn 4 và giải nào em @RogerFederer007 cũng nằm cửa Na, còn anh Bigtoe nằm cửa ngược lại thì có phải anh Bigtoe đã thắng em @RogerFederer007 4 giải và thua 3 giải không? Nếu đổi ra tiền thì anh Bigtoe ăn tiền của em @RogerFederer007 rất nhiều, chứng tỏ anh Bigtoe đoán đúng và đoán hay hơn em @RogerFederer007.
  3. 3,399
    551
    113
    Anh Bigtoe

    Anh Bigtoe

    Vntennis Id: 5682 Vntrp: Vntrp đơn:
    Anh Bigtoe không làm gì cả. Em @Nago chửi em @RogerFederer007, tự nhiên em @RogerFederer007 kêu anh Bigtoe xin lỗi em @RogerFederer007?

    Anh Tô dùng nick @Nago chửi em, đang tính ignore anh và hủy kèo nếu anh ko đưa ra lời xin lỗi.

    Mặc dù anh Bigtoe đã giải thích rất nhiều lần @Nago không phải là anh Bigtoe nhưng em @RogerFederer007 không tin và mượn cớ @Nago hủy kèo anh Bigtoe, em @RogerFederer007 bắt kèo với người khác mấy giải Indian Wells Miami... Nhưng không bắt kèo với anh Bigtoe nữa làm anh Bigtoe mất bao nhiêu là tiền!

    Vì lý do em @RogerFederer007 chơi khăm anh Bigtoe nên giải RG 2017 anh Bigtoe mới đòi hủy kèo để cho em @RogerFederer007 nếm mùi đã bắt kèo rồi bị đối phương hủy kèo cảm giác chưng hửng như thế nào.

    Không ngờ mới đưa đẩy vài câu, em @RogerFederer007 chửi anh Bigtoe và mày tao với anh Bigtoe 3 lần!

    Nếu theo đúng những gì em @RogerFederer007 đã đòi xin lỗi mới giữ kèo thì anh Bigtoe hoàn toàn có quyền đòi em @RogerFederer007 xin lỗi anh Bigtoe rồi anh Bigtoe mới chung 600k!

    Nhưng nghĩ đến tình trạng đạo đức đã xuống cấp trầm trọng, rất khó có thể mong đợi thanh niên cứng xin lỗi, anh Bigtoe sẽ chuyển tiền 600k cho em @RogerFederer007 vào thứ 4 mà không cần bất cứ lời xin lỗi nào của em @RogerFederer007. Ngày mai anh Bigtoe đi chơi, không chuyển tiền được.
  4. 74
    35
    18
    henkarin

    henkarin

    Vntennis Id: 5153 Vntrp: Vntrp đơn:
    007 chỉ bắt kèo Gam lông. Mấy giải giun dế ko chơi. 007 buộc anh Tô phải khai nhận nick Nago là clone của anh, muốn anh xin lỗi 007 vì anh đã dùng nick Nago để chửi 007. Thực hiện hết những điều kiện này thì 007 mới nhận kèo đặt 1 ăn 4 Nadal vô địch RG.
    Bác Tô ko nhận nick Nago là clone. Em ko bàn việc Nago với bác có phải 1 người ko, vì em cũng ko biết. Nhưng mà bác ko thực hiện yêu cầu của 007, nên kèo này 007 ko chơi với bác. Thế rồi em vào thay bác nhận kèo với 007.
    Sự việc chính xác là vậy nhé bác Tô.
  5. 3,399
    551
    113
    Anh Bigtoe

    Anh Bigtoe

    Vntennis Id: 5682 Vntrp: Vntrp đơn:
    Em không hiểu rồi!

    Em @RogerFederer007 có ra kèo theo kiểu khiêu khích fan Phê Đơ Rớ ở mấy giải khác ở giữa AO 2017 và RG 2017 nhưng cố tình chơi khăm anh Bigtoe fan Phê Đơ Rớ bằng cách không cho anh Bigtoe bắt kèo. Em @RogerFederer007 đã từng chung độ mấy giải ở giữa cho vài em khác, anh Bigtoe trí nhớ kém, không nhớ giải nào và cũng không nhớ tên nick nào ăn tiền của em @RogerFederer007, chỉ nhớ tên một em tên là @Nô vắk.
  6. 3,399
    551
    113
    Anh Bigtoe

    Anh Bigtoe

    Vntennis Id: 5682 Vntrp: Vntrp đơn:
    Nếu anh Bigtoe nhớ không lầm và tính không lầm thì em @RogerFederer007 thua gần 10 củ, gỡ lại được củ rưỡi vì chót nằm cửa Đức Vua.

    Fan Na Đao thấy em @RogerFederer007 mất tiền vì Đức Vua nên giờ fan Na Đao rất khoái em @RogerFederer007. Điển hình là em @Gia cát tiên sinh bây giờ gọi em @RogerFederer007 là bác 007. Nếu anh Bigtoe nhớ không lầm thì mấy năm trước 2 em này inbox chửi nhau thậm tệ! Công nhận lòng người thay đổi hay thật, đúng ý mình là vuốt ve nhau ngay.
  7. 12
    4
    3
    BigFoot

    BigFoot

    Vntennis Id: 320 Vntrp: Vntrp đơn:
    Một số nhận định về cú La Decima tại Roland Garros
    Dat Tuan Pham (Phạm Tấn)

    Craig O'Shannessy vừa có một bài phân tích xuất sắc trên website ATP về Cket Nadal Wawrinka: Trận đấu kéo dài 2 tiếng 5 phút, nhưng thời gian bong bay trên sân chỉ là 21 phút 59 giây.
    Ở giải này, Nadal hầu như không phải đôi công quá lâu ở cuối sân. Và cuối cùng trong danh sách 20 loạt đôi công bền nhất từ 25-41 lần chạm vợt vẫn ko có tên Nadal.
    Còn nếu có sự bình chọn: Ai trái, phải hay nhất giải, thì đều là Nadal cả.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Minh Tú Bác đoán nhầm trận đơn nữ nên hơi run khi bác đoán trận đơn nam. Vẫn vui vì bác đoán Nadal vô đich!
    Dat Tuan Pham Trận đơn nữ: Halep dẫn 6-4, 3-0 và adv ở game 4 khi ostapenko cầm giao bóng. Chỉ 1 ball nữa là đóng hòm. Nhưng đó là một phần của thể thao. Đoán cho vui, đúng sai có gì đâu.
    Nguyễn Kim Dũng Halep tự bắn vào chân ở game 4 & game 6 set 2, không thì giải quyết gọn rồi
    Minh Tú Thì cũng như trận tứ kết Halep gặp Svitolina, set 2 dẫn 5-1 còn thua ngược. Thế mới là thể thao!
    ==>>Thực ra, Halep thua vì không có cú quả thần sầu nào của riêng mình như một tay vợt lớn cần phải có !
    Toàn phòng thủ trả vào giữa sân cho đối thủ táng mạnh ra biên thì thua rồi. Phải return khó đỡ dọc dây hoặc backhand chéo sân sát biên chớ trả bóng an toàn rồi mong chờ đối thủ phang phập bị lỗi như mấy đối thủ nữ tầm thường thì bị động quá. Đơn giản bởi vì các đòn tấn công Ostapenko dù lỗi rất nhiều nhưng độ sát thương quá bén nên winner còn cao hơn nữa.
    Với 299 điểm winner, Ostapenko là tay vợt ghi nhiều điểm winner nhất ở Pháp Mở rộng năm nay, hơn bất cứ tay vợt nữ lẫn nam nào khác. Cú thuận tay của Ostapenko có vận tốc trung bình là 122,3 km/h, còn mạnh hơn của Andy Murray (117 km/h). "Ông Vua" sân đất nện Rafael Nadal có cú thuận tay đạt vận tốc trung bình 127 km/h.
    Cô xem Serena Williams là thần tượng và học hỏi cách tay vợt người Mỹ thi đấu để giành chiến thắng. “Serena là một tay vợt vĩ đại. Tôi nghĩ, phong cách thi đấu của tôi có chút gì đó tương tự cô ấy nên từ nhỏ tôi đã xem Serena là thần tượng để học hỏi trong môn thể thao này”
    "Tôi rất hạnh phúc, nhưng tôi vẫn còn có thể tiến bộ hơn, hoàn thiện lối chơi", nhà vô địch Roland Garros 2017 chia sẻ. "Mục tiêu của tôi là giành cả bốn giải Grand Slam khác nhau. Nhưng hiện tại, tôi sẽ tập luyện chăm chỉ và cố gắng hơn nữa". Các cú đánh từ dưới sân của Ostapenko rất nhanh và phẳng, nên gặp sân cỏ sẽ càng nguy hiểm hơn. Bóng sẽ trượt nhanh khiến cho đối thủ khó đỡ hơn. Tuy nhiên cô hiện có điểm yếu chết người là cú giao bóng, cũng sẽ bất lợi hơn khi đánh trên sân cỏ. Chỉ cần hoàn thiện giao bóng,ổn định lối chơi là ươc mơ giành đủ bốn loại GS của em thành hiên thực, thật phấn khích khi coi em đánh những cú forehand, bây giờ quần vợt nữ thế giới có thần tượng mới để theo dõi rồi. Huấn luyện viên của các tay vợt nữ phải xem lại, điều chỉnh lại lối huấn luyện của mình sau khi thưởng thức tài nghệ của nhà vô địch Roland Gaross. Nó hoàn toàn mới, hoàn toàn hiện đại và thực sự khiến quần vợt dược cứu rỗi khỏi sự nhàm chán

    [​IMG]

    [​IMG]
    Ostapenko bên cạnh chức vô địch Roland Garros 2017
    Thông Xanh Tran ck dễ dàng nhất cho Nadal
    Dat Tuan Pham A ko thể nói dễ dàng nếu nhìn từng đường bóng. Còn nhìn tỉ số thì ok.
    Xoáy Cồng Final FO 2008 ăn Fed: 6-1,6-3,6-0 mới là Dễ Dàng Nhất trong sự nghiệp của Nadal.
    Mar Sún The Nadal backhand was rock solid... Nên dịch sao hả anh? Em thấy câu hay quá mà k biết nói sao cho đẹp.
    Dat Tuan Pham cực kỳ chắc chắn
    Dung Thuy Nguyen Thật ra cổ vũ cho vui chứ từ số 1 đến số 3 thế giới kể từ đầu năm nay đánh có ra cái thể thống gì đâu anh :))))) khi chúng ta bạc nhược thì đối thủ luôn trở nên quá mạnh (!?)
    ==>> Cái này đúng một phần nhưng với Nole và nhiều tay vợt khác chớ

    Wawrinka vs Murray đã cống hiến một trong những trận bán kết hay nhất chứng tỏ cả 2 đã hồi phục phong độ gần 100%
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    "Rafa à, tôi không có gì để nói về trận chung kết hôm nay. Anh chơi quá tốt", Wawrinka thừa nhận sau thất bại. "Anh là một tấm gương tuyệt vời, và tôi luôn cảm thấy vinh dự mỗi khi được thi đấu với anh. Chúc mừng chiến thắng của anh hôm nay, chúc mừng sự nghiệp của anh và nhóm của anh".

    “Những gì anh đang làm với quần vợt là không thể tin được. Thật tuyệt vời khi có cơ hội chống lại anh ở hai trận chung kết Grand Slam”, Wawrinka nói thêm.
    “Anh ấy hôm nay đã chơi thứ quần vợt tốt nhất trong sự nghiệp của anh ấy. Anh ấy là tay vợt hay nhất từ trước tới nay trên sân đất nện. Luôn là một thách thức lớn khi phải đối đầu với anh ấy”, hạt giống số ba Wawrinka nói tiếp.

    “Đó chính là Rafa mà chúng ta chờ đợi. Chúng ta đã được thấy anh ấy trở lại với phong độ cao như thế nào kể từ đầu mùa giải năm nay, hoàn toàn khỏe mạnh, hiếu chiến và đạt tới đẳng cấp thật khó tin”, Wawrinka tiếp tục ngợi khen đối phương.
    "Cậu ấy tấn công quyết liệt hơn và đây là lúc thi đấu hay nhất so với trước đây. Đó là lý do mà Nadal vẫn tiếp tục giành nhiều danh hiệu đến thế", Wawrinka cho biết.

    Wawrinka là một trong số rất nhiều người chúc mừng Nadal khi chạm tới kỷ lục 10 lần vô địch Roland Garros. "Đó là một thành tựu đầy kinh ngạc", tay vợt người Thụy Sỹ nói thêm. "Đây là Grand Slam, mà còn là 10 lần vô địch cùng một giải. Đấy là một điều gì vĩ đại với quần vợt. Cậu ấy là người giỏi nhất ở mặt sân đất nện".

    Khi được hỏi cảm nhận khi giành Decima và khi lần đầu tiên vô địch Roland Garros, Nadal nói: “Năm 2005, tôi nghĩ năm 2017 tôi sẽ đi câu cá trên con thuyền của mình ở Mallorca. Tôi không nghĩ rằng mình có một sự nghiệp dài như vậy. Lúc đó, tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày đạt thành tựu như hôm nay”
    "Như tôi đã nói, nếu tôi làm được thì người khác cũng có thể", Nadal cho biết. "Nhưng để giành 10 danh hiệu Roland Garros, bạn cần mọi thứ phải hoàn hảo. Tôi không biết có thể gặp người thứ hai làm được điều này không. Hãy tin tôi, tôi thực sự hạnh phúc khi chạm đến kỷ lục này".


    [​IMG]
    [​IMG]

    Cup kỷ niệm đặc biệt cho 10 danh hiệu của Nadal

    [​IMG]

    Góc kỹ thuật trận chung kết RG 2017 : 22 phút bối rối của Nadal

    [​IMG]
    Tay vợt người Tây Ban Nha đã thể hiện phong độ hoàn hảo để dành cú La Decima tại Roland Garros

    Nhưng 22 phút đầu tiên là sự hỗn loạn, giằng co căng thẳng. Trận đấu kéo dài 2h05 phút nhưng khoảng thời gian thử thách của 2 tay vợt chỉ diễn ra sau 21 phút 59 giây, nó như là khoảng thời gian dài vô tận với Stan Wawrinka .

    Rafael Nadal đánh bại Wawrinka 6-2, 6-3, 6-1 trong buổi chiều chủ nhật ở Roland Garros 2017. Từ tỉ số 2-2 trong set đầu tiên, mọi thứ cơ bản đã kết thúc.

    Tổng thể, Nadal dành 94 (62%) points so với 57 điểm của Wawrinka. Khoảng thời gian trung bình mỗi điểm số của trận đấu chỉ khoảng 8 giây. 8 giây giữa các lần chạm vợt, một sự áp đảo toàn diện..

    Wawrinka rất nguy hiểm khi anh có cơ hội đánh bóng, nhưng anh đã mất nhiều thời gian chính của mình trong 22 phút đầu tiên để di chuyển rộng ra 2 góc sân của mình để phòng thủ trước tay vợt được xem là hay nhất trên mặt sân đất nện mọi thời đại.

    Vậy thì Nadal đã từng chơi 1 trận đấu nào mà hay hơn trận đấu chiều hôm nay ở Paris chưa ? Câu trả lời là có thể có, mà cũng có thể không.

    Cú thuận tay

    Cú đánh ảnh hưởng nhất trên sân là cú thuận tay của Nadal. Anh chỉ có 14 điểm winner, nhưng vẫn nhiều hơn Wawrinka 3 điểm, 11 điểm winner. Khi Wawrinka đánh bại Novak Djokovic để dành Roland Garros vào năm 2015, Wawrinka có tổng cộng 60 winners. Hôm nay, Stan không thể có bằng 1/3 điểm số ấy (chỉ 19 điểm winner). Wawrinka có 26 FH winners trước Djokovic, nhưng chỉ có 11 điểm FH winner trước Nadal.
    Trong trận đấu Nadal đánh bóng sâu, cú thuận tay tấn công trong khi Wawrinka phải phòng thủ rộng ở cả 2 góc sân, chính điều này làm Wawrinka có 20 lỗi thuận tay buộc phải đánh hỏng và 17 lỗi khác. Về cơ bản Wawrinka đã chơi toàn bộ trận đấu lùi khá sâu khỏi vạch cuối sân.

    Cú trái tay

    Cú trái tay của Nadal cứng như đá. Anh có 5 điểm winners, nhưng chỉ có tổng cộng 14 lỗi. So với Wawrinka, chỉ có 3 winners BH cùng 28 lỗi trái tay. Tay vợt người Tây Ban Nha đã chơi trái tay quá hay để buộc Wawrinka phải chạy cứu bóng nhiều bằng những cú đánh thuận tay.

    Giao bóng

    Khi giao bóng ở ô Deuce, Nadal gây sững sờ khi dành 91% ăn điểm (20/22) của giao bóng 1. Còn bóng 2, anh dành 67% (8/12). Đó là điều chưa bao giờ xảy ra.

    Nadal chỉ đối mặt duy nhất 1 break trong trận khi tỉ số 1-1, 30-40 trong set 1. Như mong đợi, Nadal đã giao bóng ra mang ở góc Ad, nhưng Waw đã bỏ lỡ trả giao trái tay vào phía góc rộng và dài. Nadal sau đó tạo 1 cú ace với vận tốc 189 kmh ở ô Deuce, và chiến thắng ở cú trả thuận tay sau đó.
    Ở cả giải đấu, Nadal giành 72% điểm giao bóng 1, và 74% giao bóng 2. Trong trận chung kết Rafa dành 65% (15-23) điểm giao bóng 2 trước Wawrinka.

    Cú đánh cuối sân

    Nadal chiến thắng ấn tượng với 60 % (370/618) điểm cuối sân, trong trận chung kết cao hơn chút 65 % (58/89) trước Wawrinka. Chiến thuật chính của Nadal là buộc Wawrinka phải đánh trái tay phòng ngự ở ô Ad, sau đó Nadal bắt ngôi sao người Thụy Sĩ phòng thủ thuận tay ở góc rộng .
    Wawrinka hiếm khi tiến vào trong sân trong buổi chiều, do đó đã cho Nadal tất cả không gian để tạo ra sự chủ động.

    Tổng kết


    Nadal chiến thắng nhiều hơn +19 trong khoảng các cú đánh 0-4 lần trạm vợt, nhiều hơn +12 trong 5-8 lần trạm vợt, và chỉ nhiều hơn +6 trong lớn hơn 9 lần trạm vợt. Nadal sở hữu hơn 90 % điểm trên lưới (18/20) và không có mắc lỗi kép.

    Đó là một Rafael Nadal mới dưới sự cộng tác của Carlos Moya. Trận đấu này cũng là tiêu biểu ghi danh cho Toni Nadal. Bạn không thể dành 10 danh hiệu Roland Garros mà không có được người HLV cực kỳ am tường này. Với tất cả mọi thứ đã nói và làm được, khoảnh khắc chú Toni nắm tay cùng Rafa cho chiếc cúp đó là sự đối xứng hoàn hảo cho danh hiệu La Decima.
    @Nadal FC in Vietnam
    (Nguồn : Dịch từ ATP)

    ***********************************************************************************************************************

    Rafael Nadal: Gừng càng già càng cay
    Trong lễ tấn phong “vua đất nện” ở sân quần vợt Philippe Chatrier tối 11-6, mọi người đều được xem lại lần lượt hình ảnh của Rafael Nadal khi anh giành 10 danh hiệu vô địch Roland Garros trong vòng 13 năm qua.

    Bắt đầu với chàng trai 19 tuổi, tóc dài, đeo băng đầu màu trắng, mặc chiếc áo xanh không tay áo khoe cơ bắp lực lưỡng, vui mừng danh hiệu Roland Garros đầu tiên vào năm 2005 một cách hoang dã.

    [​IMG]
    Wawrinka thua toàn diện Nadal trong trận chung kết Roland Garros 2017. Ảnh: REUTERS
    Vô địch không thua ván đấu nào

    Và cho đến hôm qua (11-6) là người đàn ông 31 tuổi, áo đã có tay, cơ bắp ít hơn, người gọn gàng hơn và tóc thưa dần trên đầu báo hiệu một độ tuổi trung niên hói đầu.

    Lối chơi giữa hai Nadal nói trên? Nadal phiên bản 2017 tốt hơn. Những con số thể hiện điều đó. Đây là lần thứ 3, Nadal vô địch Roland Garros mà không để thua ván đấu nào. Số bàn thua của anh sau 7 trận chỉ là 35, trung bình có 5 bàn mỗi trận, đè bẹp đối thủ chứ không phải thi đấu nữa.

    Tỉ số 6-2, 6-3, 6-1 trước Stan Wawrinka hôm qua là tỉ số cách biệt nhất trong một trận chung kết Roland Garros kể từ khi Nadal hạ Roger Federer 6-1, 6-3, 6-0 trong trận chung kết năm 2008. Federer thường rất xấu hổ mỗi khi nhắc lại trận thua nặng nề nhất sự nghiệp này của anh. Xin lỗi Federer vì đã nhắc lại.

    Bên cạnh Novak Djokovic thì Wawrinka hiện là người có nguy cơ khiến Nadal tổn thương nhất trên sân đất nện đã chẳng thể làm được gì Nadal, kể cả yêu cầu nhỏ từ giới hâm mộ là hãy khiến trận đấu kéo dài hơn để khán giả Paris có một buổi chiều chủ nhật vui vẻ. Như các đối thủ khác của Nadal từ đầu giải, Wawrinka bị đè bẹp sau chỉ 2 giờ 5 phút đồng hồ.

    Wawrinka thua toàn diện

    Ngay từ đầu, Nadal đã vận dụng tốc độ đôi chân, cú thuận tay (forehand) hủy diệt nhất lịch sử quần vợt và cái đầu thông minh để ngăn cản Wawrinka “bước vào” trận đấu. Những cú đánh đổi hướng liên tục của Nadal đầu tiên khiến Wawrinka không có cơ hội được chơi nhiều cú trái (backhand) một tay sở trường của anh, và sau đó là khiến Wawrinka phải chơi trong sự hoài nghi suốt trận đấu.

    Khi không có nhiều cơ hội kéo cú rờ-ve tàn khốc, Wawrinka mất dần tự tin, đánh thuận tay hỏng nhiều, rồi lưỡng lự, rồi nghi ngờ bản thân mình. Trước đối thủ đẳng cấp như Nadal hay Federer, lưỡng lự hay suy nghĩ quá nhiều là ngang bằng “tự sát”.

    [​IMG]
    10 chức vô địch Roland Garros của Nadal qua các năm. Ảnh: AFP
    Wawrinka cũng cố gắng thay đổi kế hoạch của mình, nhưng không kế hoạch nào hiệu quả, anh đâm ra thất vọng, ngậm trái bóng vào miệng, bẻ gãy một cây vợt, liên tục dùng mặt vợt đán vào đầu mình để tự nhắc: “Tỉnh lại đi, tập trung nào, bước vào trận đấu đi”.

    Nhưng cái đầu của Wawrinka càng lún sâu vào hôn mê. Tiếp sau là một sự rệu rã loang ra toàn thân. Đôi lúc ngước mặt lên trời, Wawrinka như tự hỏi: “Mình đang làm gì ở đây?” Đôi lúc liếc nhìn chiếc đồng hồ trên cổ tay trái, Wawrinka chỉ mong trận đấu nhanh hết để được giải thoát khỏi cơn cực hình đó.

    Các kế hoạch của Wawrinka thất bại vì bên kia lưới là một Nadal hoàn hảo, không chỉ là tốc độ, cú thuận tay, cái đầu như kể trên. Mà còn là cú trái tay mới được tân trang, giống như ta đã được ngạc nhiên với cú trái tay của Federer hồi đầu năm nay. Là cú giao bóng cũng được cải thiện rất rõ, Wawrinka chẳng thể làm gì nhiều ngay với cả cú giao bóng hai của Nadal. Cả trận đấu, Wawrinka chỉ có duy nhất một cơ hội bẻ bàn giao bóng của Nadal nhưng không thành công.

    Nadal, từ năm 19 tuổi cho đến mới chỉ năm ngoái thôi, luôn cảm thấy thoải mái khi chọn lối chơi phòng thủ từ cuối sân. Nhưng năm nay hoàn toàn khác, anh luôn chọn chủ động tấn công, nhanh, mạnh, góc, lên lưới. Và vẫn giữ được bản năng phòng thủ tuyệt vời, cho phép anh thỉnh thoảng dùng cú thuận tay “nắn bóng” dọc dây vào góc chết của đối thủ, từ tư thế phòng thủ.

    Thực hiện chiến lược tấn công bằng bản năng phòng thủ tuyệt vời cho phép Nadal chỉ mắc vỏn vẹn 12 lỗi tự đánh bóng hỏng trong cả trận. Chưa thấy tay vợt nào chọn tấn công mà mắc ít lỗi như vậy trong một trận quần vợt đỉnh cao. Đấy là toàn bộ lý do để khẳng định Nadal phiên bản 2017 tốt hơn các phiên bản trước đó. Phiên bản này đưa anh đến số 10 hoàn hảo ở Monte Carlo, ở Barcelona và giờ là ở Paris, bằng thứ quần vợt gần như hoàn hảo.

    Khi trước, một tay vợt bước qua tuổi 30 đã chuẩn bị “về vườn”. Thì nay, một tay vợt qua tuổi 30 sẵn sàng cho “sự nghiệp thứ hai” của mình. Ta đã nhìn thấy điều đó ở Federer, ở Wawrinka. Rồi ở Nadal, trở lại vị trí số 2 thế giới vào đầu tuần này. Djokovic và Murray cũng vừa sinh nhật 30 tuổi, họ vẫn còn nhiều năm phía trước.

    Federer và Nadal, hai gương mặt sở hữu tổng cộng 33 danh hiệu vô địch Grand Slam trong vòng 15 năm qua, đang sống khỏe với “sự nghiệp thứ hai” của họ. Từ đầu năm, mỗi người đều có 1 danh hiệu Grand Slam và 2 danh hiệu Masters 1000, tiếp tục là những nhân vật chính trong làng quần vợt nửa cuối năm nay.
    @THÁI HÀ
    from http://thethao.tuoitre.vn/tin/20170612/rafael-nadal-gung-cang-gia-cang-cay/1330140.html
    Chỉnh sửa cuối: 13/6/17
  8. 647
    134
    43
    Coixaygio

    Coixaygio

    Vntennis Id: 350 Vntrp: Vntrp đơn:
    Cuối cùng anh toe cũng phải chung cho 7.
    Chắc bữa giờ thằng con trai của anh toe lấy nick bố vào diền đàn chơi
    Chứ anh toe không đàn bà đến thế
  9. 475
    146
    43
    tapdanhtala

    tapdanhtala

    Vntennis Id: 832 Vntrp: Vntrp đơn:
    Phét từ 2002-2015, 14 lần liên tục.
  10. 1,593
    270
    83
    navy.seal

    navy.seal

    Vntennis Id: 410 Vntrp: Vntrp đơn:
    Anh Tô còn chỗ lol nào chơi nữa ngoài chốn này. Cũng xót lắm nhưng đành cắn răng vay mượn 600K trả bác 7 :))
  11. 825
    270
    63
    Sereger

    Sereger

    Vntennis Id: 8106 Vntrp: Vntrp đơn:
    Federer đã qua sự nghiệp thứ 3 rồi chứ nhỉ. Lần thứ 2 là khoảng mùa sân cỏ 2014 sau 1 năm 2013 tồi tệ.
  12. 39
    5
    8
    txdv84

    txdv84

    Vntennis Id: 523 Vntrp: 2.5 Vntrp đơn: 2.5 New
    Riêng giải này Nadal thắng Federer ở 5 trận chung kết. Không có vua Nadal thì không biết Federer bá đạo như thế nào
  13. 749
    106
    43
    Nago

    Nago

    Vntennis Id: 5989 Vntrp: Vntrp đơn:
    Nago đã cảnh báo từ lâu Đức Vua Na sẽ đập bẹp các tay vợt để vô địch Đại Gam Lông Roland Garros và việc mỏ vàng @RogerFederer007 hủy kèo @Anh Bigtoe là người gặp may ! Tuy nhiên đồng tiền đã làm mờ mắt lí trí @Anh Bigtoe . Dù đã ăn may được hủy kèo @Anh Bigtoe vẫn tiếp tục muốn nối lại kèo để ăn , xui xẻo cho @Anh Bigtoe mỏ vàng @RogerFederer007 đã nhận kèo và @Anh Bigtoe đã thua phải nộp tiền vào mỏ vàng

    @Anh Bigtoe vì tiền lóa mắt lu mờ lí trí bất chấp sức mạnh vô địch thiên hạ của Đức Vua Na!
  14. 12
    4
    3
    BigFoot

    BigFoot

    Vntennis Id: 320 Vntrp: Vntrp đơn:
    Fan FED, Fan NOLE, nhất là FAN NADAL
    nghĩ gì qua những cảm nhận về Vị Vua sân Đất Nện từ cây bút nổi tiếng Hoài Thương :

    Rafael Nadal: Bá vương phong trần của Roland Garros
    [​IMG]

    Nhà thơ, nhà tiểu luận Charles Peguy từng nhận xét rằng lịch sử nước Pháp hiện đại được viết nên bởi những sự kiện trọng đại. Ở một số thời kỳ, những sự kiện ấy có ảnh hưởng vượt lên hẳn bất cứ dấu mốc nào của tiến trình văn minh nhân loại.

    Chúng ta vừa chứng kiến một sự kiện như thế, ở Roland Garros. Giải quần vợt lâu đời đã trải qua bao thăng trầm, nhưng luôn có những thời khắc hoàng kim rực rỡ nhất. Một trong những khoảnh khắc bất tử như thế diễn ra hôm 11/6/2017, khi Nadal chinh phục cú "Decima", tức chức vô địch thứ 10 ở giải Grand Slam này.

    Năm 2005 đánh dấu kỷ nguyên thống trị của Nadal tại Pháp Mở rộng. Từ đó đến nay, tay vợt người Mallorca chưa từng đánh mất khí thế hừng hực mỗi lần bước ra sân. Cú Decima của anh, ở một góc độ nào đó, đã làm lu mờ hoàn toàn những tượng đài lớn nhất lịch sử quần vợt, dù đó là Roger Federer hay Pete Sampras trên mặt cỏ Wimbledon, Roy Emerson hay Novak Djokovic tại Australia Mở rộng, và thậm chí là Bjorn Borg của nhiều năm trước.
    http://news.video.thethao.vnecdn.ne...cup-vo-dich-roland-garros-2017-1497239873.mp4

    Khoảnh khắc Nadal nâng cup vô địch Roland Garros 2017 - chiếc thứ 10 của anh ở sân chơi này.

    Ngay tại Paris này, chưa có ai đạt được đến vị thế "bá vương" như Nadal.

    Hơn chục năm trước, chàng trai trẻ nhưng đã nhuốm màu phong trần Rafa đến Roland Garros với hành trang là những cú bạt trái có sức mạnh kinh hồn. Mười hai năm vút qua, kẻ hậu bối của Don Quixote ấy chưa có dấu hiệu dừng lại. Và huyền thoại mang tên Rafael Nadal sẽ còn tiếp diễn.

    Hành trình trở thành nhà Vua
    Lịch sử được viết nên bởi kẻ chiến thắng. Điều ấy quá đỗi hiển nhiên với Lars Burgsmuller, bại tướng đầu tiên của Nadal trong hành trình chinh phục chức vô địch Pháp Mở rộng đầu tiên vào năm 2005. Burgsmuller từng vươn đến thứ 65 thế giới, nhưng thất bại dưới tay Nadal ngay vòng đầu tiên đã kết thúc luôn sự nghiệp thi đấu của anh.

    Đấy là điều Burgsmuller không thể ngờ tới. Chàng trai đến từ Tây Ban Nha ngày ấy hãy còn là một cái tên quá xa lạ. Mặt non choẹt, 18 tuổi, đánh tay trái, băng đầu, áo sát nách, đúng chất "trẻ trâu". Đấy là ngày 23/5/2005, Burgsmuller gục ngã dễ dàng sau ba set, với các tỷ số 6-1, 7-6, 6-1. Bốn tháng sau, Burgsmuller sang Việt Nam và vô địch Vietnam Open nội dung đánh đôi với Philipp Kohlschreiber. Nhưng ở vào cái ngày 23/5 ấy, anh hoàn toàn không biết mình đã đi vào lịch sử trên vai trò là... nấc thang đầu tiên đưa Nadal đến ngai vàng Roland Garros.

    [​IMG]
    Nadal xuất hiện như một ngọn gió mới, trẻ trung, mạnh mẽ ở Roland Garros 2005 - điểm khởi đầu cho hành trình viết lại lịch sử của anh ở giải Grand Slam trên sân đất nện.

    Nadal lẽ ra đã phải dự giải đấu từ sớm hơn. Nhưng hai năm liên tiếp chấn thương khiến anh chỉ có thể phó hội vào năm 2005. Ngay lúc ấy, anh đã là tay vợt hay nhất trên mặt sân đất nện với 17 trận thắng liên tiếp. Một bại tướng khác của Nadal, lần này là ở vòng bốn, Sebastien Grosjean đã có một phát biểu nổi tiếng: "Người ta chỉ có duy nhất một thắc mắc liệu cậu ta có thể vô địch ngay lần đầu tham dự hay không. Bởi vì ngày ấy tất cả đều biết Rafa sẽ phải vô địch tại giải đấu này, không chỉ một mà là nhiều lần".

    Ông chú Toni, đồng thời là huấn luyện viên, cũng đặt niềm tin vào khả năng vô địch ngay lần đầu tham dự của người cháu. Lần cuối Roland Garros chứng kiến hiện tượng tương tự là Mats Wilander của năm 1982.

    Toni nói: "Khi vừa đến Paris, tôi biết Rafa hoàn toàn có thể vô địch. Thằng bé đã thâu tóm các danh hiệu ở Monte Carlo, Barcelona và Rome. Câu hỏi chỉ là Rafa có tự tin như... tôi không? Rafa mạnh mẽ, nhưng vẫn còn một cái tên quá đáng gờm, đó là đương kim số một thế giới Roger Federer...".

    Lần đầu tiên Nadal và Federer chạm trán, khởi đầu cho một trường thiên đối đầu sau này, là ở bán kết. Hôm ấy là sinh nhật thứ 19 của Nadal. Trước đó, con đường vào bán kết của Nadal quá bằng phẳng, kể cả chiến thắng hủy diệt trước đứa con cưng của nước Pháp Richard Gasquet ở vòng ba. Đấy là một màn trình diễn hoàn hảo, buộc cả thế giới phải thán phục. Nếu không phải Nadal, sẽ chẳng có tay vợt nào có thể vô địch Roland Garros ở cái tuổi trẻ đến thế.

    Một tay vợt khác của nước Pháp, Sebastien Grosjean, là người duy nhất có thể khiến Nadal thua... một set sau năm trận đấu đầu tiên. Chỉ bấy nhiêu đó thôi là đủ để Sebastien hài lòng. "Đánh bại Nadal là điều không tưởng, vì cậu ta sở hữu thần kinh thép, cánh tay trái uy lực cùng quyết tâm đáng nể. Nadal quá mạnh và cũng không hề kiêng dè một ai. Cậu ta có lẽ phải rất yêu thích những cuộc chiến".
    [​IMG]

    Mats Wilander cũng không giấu thán phục khi nói về Nadal: "Lối chơi của cậu ta khiến cả thế giới phải sửng sốt, Nadal như thể một chú sư tử sẵn sàng bung hết sức cho mỗi đường bóng. Thú thật, trước giải tôi không nghĩ cậu ta sẽ vô địch. Nhưng theo dõi cậu ta tiến bộ sau mỗi trận đã khiến tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ. Không đơn giản chỉ là kết quả, điều đặc biệt nằm ở chính tinh thần lăn xả. Nói xin lỗi, cậu ấy như một con thú hoang dã. Nadal như thể thuộc một giống loài khác, chính con người của cậu ấy đã toát lên khí chất của nhà vô địch".

    Tính đến trước Roland Garros 2005, Federer chưa từng đấu Nadal trên sân đất nện. Còn bây giờ họ đã quá hiểu nhau. Mỗi bên đều có sở trường và sở đoản. Nhưng trên sân đất nện, Nadal đơn giản là thống trị, khi thắng 13 trong tổng số 15 lần chạm trán. Chiến thắng đầu tiên trong mạch 15 trận ấy diễn ra vào đúng sinh nhật thứ 19 của chàng trai Tây Ban Nha, với các tỷ số 6-3, 4-6 6-4, 6-3.

    Đánh bại Nadal là điều không tưởng, vì cậu ta sở hữu thần kinh thép, cánh tay trái uy lực cùng quyết tâm đáng nể.
    Sebastian Grosjean

    Đối thủ chờ Nadal ở chung kết 2005 là tay vợt người Argentina Mariano Puerta. Một bên là gã trai không có gì để mất, một bên là người đàn ông tên tuổi được thế giới đặt nhiều mong đợi. Toni Nadal hồi tưởng: "Dĩ nhiên thằng bé có chút lo lắng. Cả tôi lẫn Rafa đều ý thức rằng đây là trận đấu quan trọng nhất tính đến thời điểm đó, nhất là khi Rafa bắt đầu thu hút sự quan tâm của khán giả".

    Puerta đã thi đấu rất kiên cường, trận đấu diễn ra trong bốn set, kịch tích và kéo dài ba tiếng rưỡi. Nhưng cuối cùng, anh cũng không thể ngăn cản Nadal lên ngôi, làm tân vương thành Paris. "Với tôi, trận chung kết đó đã trở thành một dấu ấn thật đẹp", Toni bộc bạch. "Chúng ta đã nói nhiều về những trận chung kết giữa Rafa, với Federer hay Djokovic, nhưng giây phút đăng quang lần đầu ấy vẫn hiện lên thật rõ ràng, sau biết bao khó khăn đã trải qua".
    https://www.youtube.com/watch?v=tvCki9tiSU4
    http://news.video.thethao.vnecdn.ne...vo-dich-roland-garros-nam-2005-1497289695.mp4
    Nadal trong lần đầu tiên vô địch Roland Garros, năm 2005. Video: Eurosport.

    Nadal đã bật khóc, hành động duy nhất thể hiện sự mềm yếu trong suốt hai tuần của giải đấu. Anh đã đi vào lịch sử, trở thành người trẻ nhất giành được một danh hiệu Grand Slam kể từ thời Pete Sampras, người đăng quang ở Mỹ Mở rộng năm 1990 (19 tuổi lẻ 28 ngày).

    Federer và Djokovic - đối thủ hay nạn nhân?
    Nếu 10 chức vô địch Pháp Mở rộng vẫn chưa đủ thuyết phục về tầm vóc của Nadal, hãy thử xét thành tích đối đầu của anh trước hai tên tuổi thuộc hàng vĩ đại nhất của lịch sử làng banh nỉ - Roger Federer và Novak Djokovic.

    Trong 10 lần đăng quang, chỉ có hai lần, 2010 và 2017, Nadal không chạm trán với bất kỳ ai trong hai người kể trên. Federer và Djokovic, trớ trêu thay, chính là hai đối thủ có số lần gác vợt trước Nadal nhiều nhất tại Roland Garros - Djokovic sáu lần và Federer năm lần, trong tất cả bảy trận chung kết và bốn trận tứ kết.

    Nếu như không vì Nadal, Federer và Djokovic hẳn đã giành được một cơ số chức vô địch tại Pháp Mở rộng, chứ không phải mỗi người vô địch vỏn vẹn một lần như hiện nay. So với lối chơi hoa mỹ không thực sự phù hợp với sân đất nện của Federer, Djokovic mang đến nhiều thách thức hơn. Điều đó cũng thể hiện thông qua trận thua của Nadal trước Djokovic tại bán kết năm 2015.

    Chính Toni cũng đồng ý như thế: "Đấu với Federer dễ dàng hơn bởi anh ta có lối chơi rất rõ ràng. Chúng tôi xác định: chỉ cần tuân theo một chiến thuật nhất định thì sẽ khống chế được Federer. Với Djokovic, mọi thứ khó khăn hơn nhiều bởi anh ra rất linh hoạt. Mỗi lần chạm trán lại Djokovic là một cuộc chiến khác".
    [​IMG]

    Federer cũng không biết làm cách nào để giải quyết vấn đề cố hữu của bản thân. Điểm yếu nhất của anh - cú trái tay - đã bị Nadal tận dụng triệt để, khi liên tiếp tung ra những cú thuận với độ xoáy rất cao. Mats Wilander giải thích: "Federer mắc một lỗi kỹ thuật nhỏ. Đó là vì tay trái của anh ấy hơi nhỏ, nên Federer sẽ không thể kiểm soát được những quả bóng cao hơn vai mình. Bằng chiêu này, Nadal cũng áp dụng thành công với những đối thủ có điểm yếu tương tự Federer".

    Ông cũng cho rằng Federer - Nadal, nhìn từ góc độ chiến thuật, có lẽ là một trong những màn đối đầu một chiều nhất của thời đại, mà kèo dưới luôn là Federer. Ở mức độ… ít chênh lệch hơn, John McEnroe cũng từng khiến Bjorn Borg phải lên bờ xuống ruộng, những cú giao bóng tay trái của ông làm đối thủ phải chạy đến hụt hơi. Nhưng chuyện đó chẳng thấm tháp gì khi so sánh với cơn ác mộng mà Nadal đã gây ra cho Federer.

    Trong năm lần đối đầu với Nadal tại Roland Garros, Federer luôn bị lấn lướt đến nhạt nhòa - có lúc chỉ giành được một hoặc hai game, như trong set đầu để thua 1-6 ở chung kết 2006. Federer có thể là Vua của quần vợt trong những năm tháng đỉnh cao. Nhưng ở đất nện, Nadal là một lãnh chúa không thể khuất khục.

    "Sự khôn ngoan của Nadal nằm ở việc nắm bắt rất nhanh chìa khóa hóa giải Federer. Khi đánh bại đối thủ lần đầu năm 2005, Rafa đã nhủ thầm rằng: 'Mình đã nắm được thóp anh chàng này. Chỉ cần chơi đúng y như vậy thì sẽ lại giành chiến thắng", Wilander nói.
    http://news.video.thethao.vnecdn.ne...nh-dien-giua-nadal-voi-federer-1497289811.mp4
    10 pha ăn điểm kinh điển trong các lần Nadal - Federer chạm trán. Video: Eurosport.

    Federer - Nadal, nhìn từ góc độ chiến thuật, có lẽ là một trong những màn đối đầu một chiều nhất của thời đại, mà kèo dưới luôn là Federer.
    Mats Wilander
    Kết quả đã chứng minh tất cả: bốn lần Nadal hạ Federer mà chỉ cần đến bốn set, cùng với trận thắng hủy diệt ở chung kết 2008 chỉ sau ba set: 6-1, 6-3, 6-0. Suốt một thập kỷ qua, Federer chưa từng phải nếm một thất bại nào cay đắng đến vậy. Ông Toni, mặt khác, chỉ khiêm tốn: "Federer gặp phải vận xui thôi, còn với Rafa mọi thứ đã diễn ra quá suôn sẻ vào mùa giải đó".

    Không riêng Federer, đám đông đầy háo hức của Paris tại chung kết 2008 cũng sớm bị tạt một gáo nước lạnh. "Trận đấu một chiều đã phá nát tâm trạng của tất cả khán giả", ký giả của tờ New York Times Christopher Clarey bình luận. "Tôi vẫn còn nhớ vị CEO của Oracle, ngài Larry Ellison. Ông ấy là một fan cuồng nhiệt của tennis, là người sau này đã mua lại giải Indian Wells. Giống như hầu hết khán giả trên khán đài, ông ấy đã rất hào hứng chờ đợi một màn so kè quyết liệt. Đến khi trận đấu diễn ra, tôi liếc sang Ellison và nhận thấy khuôn mặt ruột để ngoài da kia thể hiện rõ sự thất vọng".

    Mặc cho trận chung kết diễn ra thiếu kịch tính, Clarey vẫn xem đây là một trong những trận đấu yêu thích nhất của anh. "Thật thú vị khi được chứng kiến một trong những tên tuổi vĩ đại nhất lịch sử lại bị đánh bại dễ dàng như vậy".

    [​IMG]
    Nadal biến trận chung kết 2008 với Federer thành một cuộc dạo chơi, trước sự bất lực của đối thủ đàn anh.

    "Với riêng ngày hôm đó, thế trận áp đảo đã diễn ra hòan toàn bởi sự xuất chúng của Nadal, chứ không phải vì Federer tỏ ra yếu kém", Wilander nhận xét. "Anh ấy rất vĩ đại, nhưng cứ mỗi lần phải chạm trán với Nadal, người ta có cảm giác Federer hoàn toàn quy phục. Vấn đề là ở những trận ấy, thực ra Nadal cũng chỉ chơi đúng với phong cách thường ngày".

    Với trường hợp Djokovic, giới chuyên môn chưa thể đưa ra giải thích xác đáng nào, dù tay vợt Serbia nhận nhiều thất bại trước Nadal còn hơn cả Federer. Từ năm 2006 đến 2008, Nole cứ gặp Nadal là thua ba set trắng. Sau khi vươn lên ngôi số một thế giới, Djokovic tiếp tục nhận thêm ba thất bại cay đắng khác - ở các trận chung kết năm 2012, 2014 và bán kết năm 2013. Không như Federer, vấn đề với Nole không phải ở lối chơi của Nadal, mà lại chính từ áp lực của Roland Garros. Có lẽ Djokovic luôn căng thẳng tâm lý, với tham vọng thâu tóm cả bốn danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp .

    HLV của Serena Williams, ông Patrick Mouratoglou, nhận định: "Với Nole, sân đất nện không hề là thử thách - khi đạt phong độ đỉnh cao, cậu ấy dư sức tung tẩy trên mặt sân này. Cậu ấy cũng từng nhiều lần đánh bại Rafa ở các giải đất nện, thậm chí là những chiến thắng hoàn toàn áp đảo". Nếu Rafa toàn thắng trong chín lần chạm trán đầu tiên trên sân đất nện, thì từ năm 2011, Djokovic giữ ưu thế thắng bảy trong 12 trận trên mặt sân này.
    http://news.video.thethao.vnecdn.ne...afael-nadal-3-1-novak-djokovic-1497291935.mp4
    https://www.youtube.com/watch?v=4j3gorXjd4s
    Nadal thắng Djokovic 3-1 ở chung kết Roland Garros 2014. Video: ATP.

    Từ Monte Carlo đến Madrid và Rome, Djokovic đều từng lật đổ Rafa, nhưng tại Paris, anh lại không thể làm điều đó. Liệu thể thức đánh năm set là một thách thức? Mouratoglou phản biện ngay: "Suy luận thế không thuyết phục. Nole rất mạnh khi tham gia các giải đấu kéo dài năm set, có thể nói rằng cậu ấy là một trong những tay vợt dai sức nhất. Thật nghịch lý khi Nole chưa từng đánh bại Rafa tại Roland Garros, có lẽ đơn giản là, anh ấy không vượt qua được rào cản tâm lý".

    Bằng chứng hùng hồn nhất: sau khi đánh bại Nadal vào năm 2015, Djokovic vẫn vấp ngã trước rào chắn cuối cùng - Stan Wawrinka. Không như Federer, Djokovic có chiến thuật để đánh bại Nadal, chỉ là anh chưa thể khai thác hoàn toàn mà điển hình là trận bán kết năm 2013. Có thể nói đó là trận đấu hay nhất cả hai từng chơi tại giải đấu này. Chiến thắng 9-7 của Nadal ở ván thứ năm đã diễn ra trong cảm xúc vỡ oà. Đó hẳn là một trong những chiến thắng ý nghĩa nhất trong sự nghiệp của Nadal. Từng set, từng game đấu đều diễn ra rất căng thẳng.

    Khi kết thúc trận ấy, đến cả Toni Nadal cũng phải bật khóc. Ký giả của New York Times, Clarey chia sẻ thêm: "Hiếm lắm chúng ta mới thấy ông ấy như vậy, có lẽ chiến thắng đã mang đến quá nhiều cảm xúc, nhất là khi Rafa trở lại sau chấn thương hồi năm 2012". Trên sân đấu của Roland Garros, Nadal có thể tạo nên bất cứ phép màu nào, đồng thời vượt qua bất kỳ thử thách nào, đánh bại bất cứ ai. Thậm chí đối thủ chính là hai tay vợt thuộc hàng xuất chúng nhất lịch sử.

    Đại địa chấn ở Roland Garros 2009
    [​IMG]

    Khi một điều bất thường xảy ra, sẽ có những người thừa nhận họ đã nhìn thấy điềm dữ. Vậy mà ngày 31/5/2009, không một ai trong đám đông khán giả trên sân Philippe Chatrier lường trước nổi chuyện sắp xảy ra. Đấy là khi ông Vua sân đất nện bị truất hạ bởi Robin Soderling, khiến một trận đấu tưởng quá đỗi bình thường ở vòng bốn trở thành nỗi thất vọng lớn nhất của cả lịch sử Roland Garros. Clarey thừa nhận: "Tôi thậm chí không có ý định xem trận đó, bởi tôi rất tin rằng Nadal sẽ sớm đè bẹp đối thủ".

    Có vô vàn lý do để khiến Nadal trở thành cái tên được trông chờ nhất tại Paris vào năm 2009. Đó là chuỗi thành tích 40 trận bất bại trên sân đất nện, kỳ tích bốn lần vô địch giải Pháp Mở rộng, ngôi vị số một vững như bàn thạch sau khi đăng quang ở cả Wimbledon lẫn Australia Mở rộng. Mùa xuân năm đó, Nadal đồng thời đã thâu tóm mọi danh hiệu ở Monte Carlo, Barcelona và Rome.

    Thậm chí, ở Rome, anh từng khiến Soderling phải thua muối mặt với tỷ số 6-1, 6-0. Nadal chỉ chịu gác vợt ở trận chung kết Madrid Masters trước Federer, nhưng đó lại là một giải đấu bóng nẩy nhanh (sân đất nện bóng thường nảy chậm), và Nadal lại vừa vắt kiệt sức sau trận bán kết bốn tiếng đấu với Djokovic. Thế nên, chẳng ai có thể lường trước sự sụp đổ của "nhà Vua".
    http://news.video.thethao.vnecdn.ne...ng-o-tu-ket-roland-garros-2009-1497293188.mp4

    Soderling đánh bại Nadal ở vòng bốn Roland Garros 2009.

    Cú sốc thất bại của Nadal nhanh chóng chìm xuống khi giới chuyên môn phát hiện ra nguyên do. Soderling đã thắng khi tận dụng đúng điểm yếu của Nadal. Trong ba trận đầu tiên, Nadal thi đấu hết sức nhẹ nhàng mà không hề mất một set nào - bao gồm cả chiến thắng như chẻ tre 6-1, 6-3, 6-1 trước Lleyton Hewitt. Nhưng người hâm mộ không biết tay vợt Tây Ban Nha phải cố nén đau sau khi bị chấn thương gối trái.

    Ngay cả Clarey cũng thừa nhận: "Tôi chẳng nhận thấy vấn đề gì với những bước di chuyển của Nadal". Ông Toni Nadal nhớ lại: "Rafa không hề ổn. Sau trận với Hewitt, tối hôm đó ở khách sạn, nó lặng lẽ và buồn bã, bởi cơn đau quá khủng khiếp. Rafa vẫn hy vọng mình có thể vô địch, nhưng hẳn nó cũng đã ý thức bản thân không thể chiến đấu với 100% khả năng".

    Không kể đến yếu tố chấn thương của Nadal, Soderling cũng đã có màn trình diễn "xuất sắc" - một yếu tố then chốt khiến trận đấu cuối cùng của vòng bốn năm ấy đi vào lịch sử. Tay vợt cao lớn người Thụy Điển lần đầu tiên tạo được dấu ấn khi vận dụng mọi khả năng để thắng 6-2, 6-7, 6-4, 7-6. Wilander nhớ lại khoảnh khắc mà bản thân anh cũng cảm nhận nỗi thất vọng trào dâng trong Nadal: "Tôi vẫn không quên biểu cảm trên gương mặt của Rafa, đó có lẽ là sau bốn hay năm game đầu tiên. Tôi có cảm tưởng như anh ta muốn gào thét rằng: 'Ôi Chúa ơi, con sẽ bị chính trận đấu này cuốn sạch đi mất'. Tôi chưa bao giờ chứng kiến anh ta có biểu hiện kỳ lạ như vậy ở Roland Garros".

    Rafa vẫn hy vọng mình có thể vô địch, nhưng hẳn nó cũng đã ý thức bản thân không thể chiến đấu với 100% khả năng.
    Toni Nadal

    [​IMG]
    Chiến thắng của Soderling trước Nadal là một trong những cú sốc lớn nhất ở Roland Garros.

    Liệu có phải tâm lý lo âu càng trở nên nặng nề hơn sau khi chấn thương tái phát? Wilander cũng đồng ý với giả thiết này: "Có thể lắm! Nhưng tôi muốn dành sự tôn vinh cho Robin, người không chỉ chơi tennis xuất sắc mà còn làm một điều có ý nghĩa hơn nhiều - anh ấy đã tìm được cách khắc chế Rafa trên sân đất nện".

    Trước trận thua đó, Nadal đã trải qua 31 trận liên tiếp bất bại ở Roland Garros, và chỉ để thua bảy set, trong đó có ba set trước Federer. Người khiến tay vợt Tây Ban Nha chật vật nhất chính là Paul-Henri Mathieu, trận đấu năm đó kéo dài đến 5 set và chỉ thiếu 7 phút là bước sang giờ thi đấu thứ năm. Thierry Tulasne, HLV vào thời điểm ấy của Mathieu, giải thích chiến lược của ông: "Không được tỏ ra e ngại với những cú thuận tay của Nadal. Cứ để cậu ta dồn bóng về phía trái tay của Mathieu, từ đó chớp lấy cơ hội đảo ngược tình thế. Paul rất mạnh ở những cú trái tay, và điều đó đã được phát huy với khi Nadal đánh bóng thuận tay dọc dây".


    Vào năm 2010, Soderling kể lại: "Trước khi trận đấu diễn ra, HLV bảo với tôi hãy thử hình dung cảnh hàng loạt tờ báo sẽ đăng tiêu đề về chiến thắng trước Nadal. Ông ấy muốn tôi phải có một hình dung rõ ràng nhất để tạo động lực vươn tới chiến thắng ấy"
    . Ở điểm số quyết định của trận đấu, và cũng là khoảnh khắc thay đổi cuộc đời, tay vợt người Thuy Điển quyết đoán tung ra cú đánh lạnh lùng, chính thức kết thúc hành trình của Nadal. Với những ai yêu quý Nadal, thất bại đó đã để lại một nỗi đau quá lớn. "Thật khó khăn với tôi, đó là lần đầu hai chú cháu trải qua cảm giác thua cuộc ở Roland Garros. Và dĩ nhiên với Nadal, nỗi thất vọng hẳn còn to lớn hơn", ông chú Toni nhớ lại.
    [​IMG]

    Với Nadal, trận đấu ấy hẳn phải chua chát hơn nhiều nếu so với việc thất bại trước Djokovic ngời ngời đỉnh cao vào năm 2015, hay như khi phải rút lui vì chấn thương vào năm 2016. Không chỉ là nỗi buồn, đó còn là sự cay đắng. Ê kíp của Nadal cảm thấy bị xúc phạm khi chứng kiến người dân Paris ra sức ủng hộ Soderling. Rafa đáp trả việc đó theo cách tế nhị, nhưng ông chú Toni chẳng hề kiêng dè, ông tức giận gọi đám fan vui mừng thất bại của Rafa là "lũ đần". Tám năm trôi qua, ngôn từ có lẽ đã thay đổi, nhưng những hỉ nộ ái ố hẳn còn nguyên. "Đám đông có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Tôi không nghĩ đó là cách họ nên đối xử với Rafa, nhưng dù sao cậu ấy thất bại cũng chẳng phải vì đám người ấy".

    Nghịch lý thay, khi nhìn lại chặng đường đã qua, người ta mới vỡ lẽ đôi khi đắng cay lại về phần kẻ chiến thắng. Kẻ thất bại có thể gầy dựng từ đống tro tàn, còn với Soderling sự nghiệp của anh mãi bị đóng khung với chiến thắng lịch sử đó. Anthony Perkins vẫn thường mỉa mai rằng chính vai diễn trong bộ phim kinh dị Psycho vừa tạo ra, nhưng cũng đồng thời giết chết sự nghiệp của ông. Người xem chỉ mãi thấy hình ảnh nhân vật Norman Bates mỗi khi ông xuất hiện.

    Soderling không chỉ chơi tennis xuất sắc mà còn làm một điều có ý nghĩa hơn nhiều - anh ấy đã tìm được cách khắc chế Rafa trên sân đất nện
    Mats Wilander

    Soderling cũng là nạn nhân của "Hội chứng Psycho", CĐV quần vợt sẽ chỉ nhớ đến anh như kẻ từng một lần đánh bại ông vua sân đất nện. Bản thân Soderling cũng ý thức cho đến ngày cuối cùng trong sự nghiệp, chiến thắng trước Nadal vẫn là chủ đề duy nhất người khác sẽ bàn tán về anh.

    Trong khi đó, sự nghiệp Nadal nhanh chóng bước sang trang mới. 12 tháng sau, anh đã có thể đòi lại ngôi vô địch. Đã có nhiều lời đùa cợt rằng, ai cũng có thể chạm trán Nadal ở chung kết, trừ... Soderling. Và Soderling thì chỉ có thể ngồi đó, nhìn lịch sử lướt qua anh, và nhìn nhà vua đã đòi đủ cả nợ cũ nợ mới với chiến thắng áp đảo về mọi mặt.

    Cú rướn lịch sử tới 'La Decima'
    Ở phần đế của chiếc cup Coupe des Mousquetaires, tên tuổi của mọi nhà vô địch sẽ được lưu giữ mãi mãi. Nhưng trong hai năm 2015, 2016, có một điều bất thường xảy ra. Dòng chữ 'R. Nadal ESP' (Rafael Nadal, quốc tịch Tây Ban Nha), từng xuất hiện đến chín lần bỗng biến mất. Hẳn người nghệ nhân khắc chữ sẽ cảm thấy lạ lẫm lắm khi khắc lên hai cái tên mới 'S.Wawrinka SUI' (Stan Wawrinka, Thuỵ Sỹ) và 'N.Djokovic SRB' (Novak Djokovic, Serbia).

    Sẽ là không khôn khéo khi cố gắng viết nên những pho sử trong khi chúng chưa hoàn toàn kết thúc. Nhưng chẳng thiên tài nào có thể dự cảm được rằng Nadal sẽ trở lại, để một lần nữa đi vào lịch sử quần vợt.

    Ấy vậy mà câu trả lời đã có cách đây mới mấy hôm, tay vợt người Mallorca đã ra sân với nền tảng thể lực tốt hơn, ngọn lửa thi đấu bừng cháy dữ dội hơn bao giờ. Và rồi, sau khi thắng như chẻ tre từ các vòng trước, anh tiếp tục "nuốt chửng" Wawrinka chỉ sau ba set, với các tỷ số 6-2, 6-3, 6-1, trong trận chung kết Roland Garros 2017.
    http://news.video.thethao.vnecdn.ne.../11/stan-wawrinka-rafael-nadal-1497197006.mp4

    Nadal thắng Wawrinka 3-0 ở chung kết Roland Garros 2017. Video: Eurosport
    .

    Không nghi ngờ gì nữa, Nadal vẫn là cái tên yêu thích nhất tại Roland Garros.
    Patrick Mouratoglou

    Trước đó, Nadal đã thâu tóm hầu hết các giải thưởng của mùa giải đất nện năm nay từ Monte Carlo đến Barcelona và Madrid - đồng thời cũng vươn lên đứng thứ ba thế giới, thứ bậc cao nhất của Nadal trên bảng điểm ATP kể từ tháng 3/2015.

    Trong khoảng 10 năm mà Nadal làm mưa làm gió ở Roland Garros, đội bóng yêu thích của anh là Real Madrid vật vã với giấc mộng đoạt "La Decima" - chiếc Cup C1 / Champions League thứ mười. Real đã làm được điều đó vào năm 2014 (rồi nhân đà, đoạt tiếp hai chiếc nữa vào các năm 2016, 2017). Còn Nadal, đến hôm 11/6 vừa qua, cũng đã hoàn thành La Decima của chính anh, ở Roland Garros.

    [​IMG]
    Real Madrid, với chiếc Cup C1 / Champions League thứ 12 trong lịch sử, rất có thể sẽ là cảm hứng để fan ruột Nadal tiếp tục tìm kiếm vinh quang ở Roland Garros.

    "Không nghi ngờ gì nữa Nadal vẫn là cái tên yêu thích nhất tại Roland Garros", Patrick Mouratoglou chia sẻ. 'Được yêu thích nhất' là cụm từ có sức nặng rất lớn. Djokovic đang trải qua thời kỳ khó khăn khi chấp nhận thay máu toàn bộ dàn huấn luyện. Số một thế giới Andy Murray hầu như chỉ có tiếng mà không có miếng. Một cái tên khác của "Tứ đại Lão gia", Roger Federer, lại tuyên bố sẽ nghỉ ngơi đến hết mùa giải đất nện. Thế nên có lẽ chỉ còn những tài năng đang lên như Dominic Thiem hay Alexander Zverev mới là thách thức thật sự?

    "Người trẻ có cái hay là họ không kiêng dè ai cả", Mats Wilander cũng tán thành. "Các tay vợt trẻ như Zverev, Pouille của Kyrgios có thể đánh bại bất cứ ai, thậm chí là Nadal".

    Về lý thuyết, giả thuyết trên của Wilander không hề vô lý. Nhưng rồi thực tế chứng minh điều ngược lại. Nadal lại là anh, vị Vua bất tử trên sân đất nện. Anh tiến một lèo đến La Decima mà không thua một set nào. Dominic Thiem vào trận bán kết với sự tự tin tột đỉnh, sau khi đánh bại Djokovic ở tứ kếthạ chính Nadal ở Rome, rốt cục chỉ để chuốc lấy thất bại chóng vánh. Sau tất cả, Nadal lại là Nadal, và Roland Garros, một lần nữa, là đất thánh của Nhà vua.

    Nadal thắng tốc hành Dominic Thiem ở bán kết Roland Garros 2017.

    Đến chung kết, có nhiều dự báo rằng Stan Wawrinka cứ vào chung kết là sẽ vô địch thôi. Kết quả vẫn là ba set trắng. Không có một sự nhân nhượng nào. Napoleon bại trận Waterloo là thân bại danh liệt. Còn Nadal, sau thất bại nặng nề, đã đứng dậy để trở thành một vị thần ngay tại Paris này. Những cú bạt trái của anh chẳng khác nào tia sét của thần Zeus từ trên đỉnh Olympus. Nadal cũng lạnh lùng như thần cai quản âm phủ Hades, và di chuyển trên đôi chân có cánh của thần Hermes.

    Wilander, từng giành ba chức vô địch ở Paris, nói: "Thật điên rồ khi hình dung một tay vợt lại giành cùng một giải Grand Slam đến 10 lần. Điều đó vượt ra khỏi mọi sự tưởng tượng. Chắc chắn là rất hao tâm tổn trí".

    Toni Nadal cũng đồng tình rằng đỉnh Everest chẳng hề trở nên thấp đi dù bạn đã leo lên đó đến mười lần. Ông lý giải: "Đôi lúc chúng ta sẽ quên mất việc giành Roland Garros là vô cùng khó khăn. Hành trình đó đã và sẽ luôn khó khăn. Có một điều chắc chắn rằng: Rafa luôn có một khát khao cực kỳ to lớn, chứ chẳng riêng việc nó đã không đăng quang ở đấy trong suốt ba năm qua. Vâng, Rafa luôn hào hứng được thi đấu tại Paris".

    [​IMG]
    Rafael Nadal xác lập nên một trong những kỷ lục vào diện khó phá nhất trong lịch sử quần vợt, với 10 lần vô địch Roland Garros.

    Thất bại trước Djokovic cách đây hai năm, rồi bị buộc phải rút lui giữa chừng vì chấn thương hồi năm ngoái, Nadal để lại khoảng trống ấy cho Wawrinka và Djokovic nắm giữ. Nhưng "chuyện tình Paris" của anh vẫn chưa nguôi.

    Tính từ năm 2010 đến giờ, công chúng mới lại háo hức đến thế khi chờ đợi sự lên ngôi của Rafa. Đây là một ngạc nhiên thú vị bởi mối quan hệ giữa tay vợt Tây Ban Nha và khán giả không phải lúc nào cũng cơm lành canh ngọt. Nói một cách khác, Nadal cũng giống như với một vị thần, ta vừa yêu vừa sợ.

    Người Pháp từng mệt mỏi vì phải nhìn Nadal chiến thắng hết lần này đến lần khác. Giờ thì cả Federer, Wawrinka, rồi Djokovic cũng đều đã đăng quang, và công chúng Pháp lại mong đợi sự lên ngôi của Nadal, dù rất rõ ràng, anh không hề mang quốc tịch Pháp.
    http://news.video.thethao.vnecdn.ne...a-rafael-nadal-o-roland-garros-1497260128.mp4

    10 khoảnh khắc của Nadal trong 10 lần anh lên ngôi vô địch Roland Garros.

    Vì sao có cảm xúc lạ lùng như vậy? Vì Rafa cũng chính là Roland Garros. Alex Corretja còn đi xa hơn thế: "Cá nhân tôi không nghĩ Rafa cần giành thêm một danh hiệu Roland Garros nào nữa, chỉ để chứng tỏ cậu ấy là người thi đấu hay nhất trên mặt sân đất nện. Nếu Rafa lại đăng quang lần này, điều đó chỉ đặt ra một đỉnh cao mới, nhưng dẫu vậy cuộc đời của Rafa cũng chẳng thay đổi gì cả".

    Ở tuổi 31, gối của Nadal bây giờ có nhiều vết tì, khuỷu tay không còn uy lực. Nhưng hãy nhìn cách anh chinh phục giải đấu mới đây mà xem! Đấy vừa là cách đánh của gã trai 18 tuổi của những ngày đầu mới đến với Roland Garros, vừa hằn in niềm kiêu hãnh ở bậc quân vương nhuốm nét phong trần của thời gian. Và Vua lại là Vua, vĩ đại, xúc động và đáng kính trọng!
    [​IMG]
    Hoài Thương tổng hợp
    _http://vnexpress.net/projects/rafael-nadal-ba-vuong-phong-tran-3598687/index.html

    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Tôi thích Nadal vì:
    1. Tài năng
    2. Kiên trì và bền bỉ
    3. Thân thiện và khiêm nhường
    4. Rất biết trân trọng công sức và thành quả lao động của mình
    5. Và cuối cùng là thưởng thức những pha bóng xoáy tốc độ cao đầy cảm xúc đi sát vạch sơn.
    Ductmhillstate

    Tôi bắt đầu xem tennis từ những năm 90 của thập niên trước, cùn đã từng rất hào hứng với sự so kè của cặp đôi Pete Sampras - Andre Agassi, nhưng phải đến tận 2004 trở đi tôi mới thật sự yêu thích môn thể thao này từ nguồn cảm hứng bất tận của cặp đối thủ Roger Federer - Rafael Nadal. Có lúc tôi tự nhủ có lẽ tôi dành cho Nadal nhiều sự ủng hộ đên vậy là do tâm lý trong chờ 1 đối thủ thực thụ của Fedex xuất hiện khi mà những đối thủ cùng thời với "tàu tốc hành" như Andy Roddick, Lleyton Hewitt, Marat Safin... hoàn toàn bị lép vế trước quý ngài Maestro. Và rồi năm 2004, chàng trai 17 tuổi Nadal đã tạo 1 cú shock khi thắng trắng số 1 TG thời điểm đó tại Miami Masters. Càng dõi theo quá trình thi đấu của Nadal, tôi càng thêm thán phục và đã trở thành 1 big fan của cậu ấy hoàn toàn kg phải vì lý do chủ quan trước đó. Xin nói thêm tôi cũng là 1 big fan của Federer, trong thế giới tennis kg ai hoàn hảo hơn anh ấy. Có thể Federer là vĩ đại nhất, là The GOAT, nhưng Nadal cũng là Độc Nhất, là The Unique. Nhiều người có lẽ chỉ xem tennis dựa trên nét hoa mỹ nên kg đánh giá cao sự thô kệch của Nadal, mặc dù thực tế mà nói thì kỹ thuật của Nadal cũng kg tầm thường chút nào, đặc biệt là những cú topspin với độ xoáy có thể trên 5000 rpm hay những cú thuận tay dọc dây đã trở thành thương hiệu. Các bạn có thể yêu, có thể ghét Rafa, nhưng chắc chắn bạn nên khâm phục thành tựu của cậu ấy - một chiến binh bất tử.
    Xin cảm ơn Hoài Thương đã mang đến một bài viết đầy cảm xúc!
    Thanh Hoc

    Dù tài năng đến mấy, mỗi con người đều cần những thời khắc định mệnh để trở nên vĩ đại. Federer hay Nadal cũng đều cần đến cái thời khắc định mệnh ấy. Tôi còn nhớ mãi những giọt nước mắt bất lực của Federer sau khi thua Nadal tại chung kết Wimbledon 2008. Federer khóc không phải vì anh vuột mất chức vô địch, bởi anh đã quá no nê chức vô địch tại đây và cũng không phải là lần đầu anh thua tại trận chung kết. Anh khóc vì anh hiểu với một đối thủ như Nadal, người vừa đánh bại anh ở mặt sân sở trường của anh thì việc anh hoàn tất bộ sưu tập Grand Slam sẽ là cực kỳ khó khăn và gần như là không thể. Federer hiểu rõ nó khó như thế nào khi liên tiếp thua Nadal tại chung kết RG và mới nhất là trận chung kết 2008 với một tỉ số muối mặt. Nhưng có lẽ Thượng đế đã mủi lòng trước những giọt nước mắt và mến mộ tài năng của Federer mà Người đã tạo nên cơn địa chấn mang tên Soderling và cái gót chân chấn thương của Nadal để Federer có cơ hội đoạt chức vô địch RG duy nhất trong sự nghiệp của anh cho đến lúc này, qua đó hoàn tất bộ sưu tập Grand Slam. Nếu không có thời khắc lịch sử đó thì gần như chắc chắn sự nghiệp của Federer không thể trở nên hoàn hảo như vậy, chắc chắn mọi người sẽ tiếc nuối khi nhắc tới anh như người ta đã từng tiếc nuối cho một huyền thoại khác, Pete Sampras - người đã có 14 danh hiệu Grand Slam nhưng chưa từng một lần được vinh danh tại RG.
    Lê Tuấn

    Tôi không đồng ý khi cho rằng cứ phải đủ bộ GS mới trở nên vĩ đại. Nói thế thì những ai chỉ có 4 GS nhưng đủ cả (Úc, Pháp, Anh, Mỹ) đều có thể vĩ đại hơn Sampras à? Nói đâu xa Agassi cùng thời với Sampras và đủ bộ với 9 GS nhưng mọi cuộc so tài,lối chơi, và dưới con mắt của mọi người chỉ là chiếu dưới so với Sampras.
    Quân

    @Quân: Cũng vĩ đại nhưng không trọn vẹn bạn à. Bạn hãy xem những cuộc phỏng vấn sau này, Sampras đều tỏ ra rất tiếc nuối khi nhắc đến RG.
    Lê Tuấn

    Thích vẻ phong trần bụi bặm như người rừng của Nadal nhất là thời gian anh để tóc dài mặc áo khoét nách. Thích những pha cứu bóng tưởng chừng như không thể. Thích những pha cứu break point, set point thót tim. Và cuối cùng là thích sự điềm đạm của anh chả bao giờ đập vợt bẻ vợt khi thua hay tự đánh hỏng. Love you, Nadal.
    Robin Hood

    Lối chơi của Rafael Nadal thực tế không hủy diệt như cách đánh của Pete Sampras và Roger Federer, nhưng các đối thủ gặp Rafa cảm thấy áp lực khủng khiếp và thấy khó thắng hơn rất nhiều. Anh ấy kiên trì và nghị lực trong từng đường bóng, tinh thần và tâm lý của đối thủ cũng cạn dần theo từng đường cứu bóng của Rafa.
    tuan anh Phan

    Rafa đã làm cho mọi người yêu thêm về tennis. Từ lúc xem nadal thi đấu tôi mới được thấy nhiều loạt đôi công cam go, loạt bóng bền đặc sắc thay vì chủ yếu lấy lợi thế từ giao bóng rồi kết thúc tình huống. Mãi thích xem nadal thi đấu và xin được cảm ơn anh tay vợt huyền thoại
    ksxdms1980

    Chúc mừng Rafa nhưng đây là sân đất nện sở trường, để đến sân cỏ hay sân cứng gặp Fedex mới biết thực tế sẽ như thế nào chẳng ai làm lu mờ ai cả
    Tuấn

    Nadal có tài thật nhưng tư cách và tác phong không tốt nên chưa đạt đến thần tượng của làng tennis nha các bạn
    Hiep Cong Nguyen

    Mời chú dẫn chứng cái "Tư cách và tác phong không tốt" cho cháu rõ với ạ!
    Vũ Nguyễn

    Tư cách và tác phong không tốt là không tốt ở chỗ nào ạ ? Bạn có thể ví dụ cho tôi và mng được biết không ạ ?
    Jaeger28

    Cám ơn tác giả, nếu được bầu chọn tôi chọn bài viết này là hay nhất trong tất cả các bài viết về Tennis từ trước đến giờ. Xin phép được copy lưu nhé :D
    minhvubtc
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chỉnh sửa cuối: 13/6/17
  15. 3,399
    551
    113
    Anh Bigtoe

    Anh Bigtoe

    Vntennis Id: 5682 Vntrp: Vntrp đơn:
    Anh Bigtoe đã giữ đúng lời hứa với các đàn em! Sau khi đi chơi về, thứ 4 anh Bigtoe đã chuyển tiền!
  16. 3,399
    551
    113
    Anh Bigtoe

    Anh Bigtoe

    Vntennis Id: 5682 Vntrp: Vntrp đơn:
    Anh Bigtoe là tỷ phú đô la! 600k chỉ bằng 30 đô la! Anh Bigtoe đầu tư mua vợt pro stock để chơi tennis đã lên đến con số 20 củ = 1000 đô la! 30 đô la là số tiền chỉ đủ cho anh Bigtoe mua quấn cán vợt over grip, 30 đô la không đủ tiền shiping hàng vợt pro stock!
  17. 3,399
    551
    113
    Anh Bigtoe

    Anh Bigtoe

    Vntennis Id: 5682 Vntrp: Vntrp đơn:
    Anh Bigtoe không khai thác được mỏ vàng vì em @Nago. Em @Nago chửi em @RogerFederer007 là lý do trời giúp cho em @RogerFederer007 đỡ mất tiền!

    Nếu em @Nago không chửi em @RogerFederer007 thì em @RogerFederer007 đâu có lý do trời ơi hủy kèo mấy giải ở giữa AO 2017 và RG 2017?

    Nếu không có em @Nago cản em @RogerFederer007 thì em @RogerFederer007 đã cương kèo Nadal 1 thua 4 với Anh Bigtoe suốt từ mấy giải ở giữa từ AO 2017 đến RG 2017 rồi và anh Bigtoe đã ăn 2 củ AO 2017, 2 củ Indian Wells, 2 củ Miami, 2 củ Rôm. Tổng cộng là 8 củ!

    Cũng may là em @RogerFederer007 biết sợ, không dám cương kèo Nadal 1 thua 4 với Anh Bigtoe suốt từ mấy giải ở giữa từ AO 2017 đến RG 2017!

    Em @Nago là ân nhân của em @RogerFederer007!

Chia sẻ trang này