Cách Phòng tránh chấn thương trong khi chơi tennis

Thảo luận trong 'Điều Trị-Trị Liệu' bắt đầu bởi Hieurongdat, 4/11/15.

  1. 683
    593
    93
    Hieurongdat

    Hieurongdat
    • Quyền bảo lãnh VNTRP

    Vntennis Id: 17 Vntrp: 2.9 Vntrp đơn: 2.75 New
    Cách Phòng tránh chấn thương trong khi chơi tennis

    Tennis là một môn thể thao ngày càng phổ biến, càng nhiều người chơi tham gia và có nhu cầu tập luyện. Chơi tennis có tác dụng rất tốt đến hệ tim mạch, hệ hô hấp, tăng cường sức khỏe, rèn luyện độ nhanh, bền, khéo léo cho cơ thể. Việc luyện tập tennis đều đặn, đúng kỹ thuật giúp cho người tập thêm hoạt bát, có tinh thần sảng khoái, cơ thể phát triển đẹp và cân đối. Tuy nhiên, vì 1 vài lý do nào đó, hiện có khá nhiều anh chị thường gặp phải chấn thương trong quá trình luyện tập & chơi, tennis247 xin trân trọng cấu trúc & lượt lại các mục rõ ràng & rành mạch với hy vọng có thể giúp cho bạn giảm nguy cơ bị chấn thương.
    1.jpg
    * Chuẩn bị:

    + Thế đánh:
    Tennis phong trào & chơi cho khỏe tại Việt nam trước đây phần lớn là tự học & người chơi trước hướng dẫn, chỉ bảo người chơi sau. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép, bạn nên nhờ 1 HLV chỉ dẫn cặn kẻ các thế đánh, cách thức vung vợt . . . .. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi hoàn thiện các kỹ năng về sau; và đặc biệt, giúp cho bạn tránh được rũi ro chấn thương do sai tư thế đánh & vung vợt.
    + Vợt:
    Một cây vợt quá nặng hoặc căng dây quá mức cũng có thể làm cho bạn cảm thấy ê cả cánh sau 1 vài sec đấu (đó là hội chứng tennis elbow). Vì vậy, hãy tự đánh giá về trạng thái sức khỏe, độ nắm tay cầm & độ dài cánh tay để lựa chọn lựa vợt tennis & đan dây cho phù hợp
    2.jpg 3.jpg

    + Giầy & vớ:
    Nhằm giúp phòng tráng các chấn thương như: đau cột sống thắt lưng, đau gót chân & lật cổ bàn chân . . . khi chơi trên mặt sân quá cứng, sân xi măng; bạn nên lựa chọn giầy tennis chuyên dùng cho chơi tennis, dùng miếng lót đế giày thật êm, vớ ngắn, ôm sát & giữ chặt cổ chân
    4.jpeg
    + Nón
    Nhiều người thường bị say nắng & lóa mắt khi đang chơi (giao banh), tốt hơn nên chuẩn bị 1 vài cái nón thoáng phần trên nhằm giúp đầu không bị ứ mồ hôi.
    + Mắt kính:
    Đối với các anh chị bị cận thị, nên sử dụng dây ràng quàng quanh đầu nhằm giữ mắt kính khỏi rơi; khi đó, cũng nên dùng băng thắm mồ hôi nhằm tránh mô hôi làm mờ kính
    + Tập tăng cường cái bài tập khác:
    Nên kết hợp môn thể thao khác như chạy, nhảy dây, hít đất, tạ tay . . . để có đủ sức khỏe, hỗ trợ cho việc tập luyện tennis
    5.gif
    + Chế độ dinh dưỡng:

    Vì môn chơi này tiêu hao nhiều sức lực, vì thế cần ăn uống đầy đủ chất để giúp tăng cường khả năng hoạt động thể lực, cũng như giúp người chơi phục hồi thể lực nhanh chóng, nhờ đó sẽ giúp hạn chế được những chấn thương do quá tải và mệt mỏi.

    * Trước khi chơi & luyện tập:
    + Khởi động & căng cơ: trước khi chơi cần khởi động kĩ, vì nếu cơ bắp ở trạng thái nguội mà chơi ngay thì rất dễ bị chấn thương. Dành khoảng 5 phút để làm nóng như: nhảy bật tại chỗ, chạy quanh sân, thực hiện các bài tập kéo giãn gân cơ cho đến khi ra mồ hôi; giữ cán vợt khô (lau khô cán vợt thường xuyên, hoặc xoa bột phấn để giúp tránh phồng rộp da bàn tay)
    + Uống 1 ít nước
    + Tiêu lượng trạng thái sức khỏe hôm nay: tùy tình hình sức khỏe & trạng thái tâm lý hôm nay (lo lắng, có nhiều việc) mà bạn tự định liệu hôm nay mình sẽ chơi khoảng mấy sec là hợp lý
    * Trong khi chơi & luyện tập:
    + Cán vợt: nên chuẩn bị sẵn 1 vài grip quấn vợt với màu sắc mà bạn yêu thích, & thay ngay khi cần thiết (không nên để grip quá mòn & trơn), điều này có thể giúp bạn cảm thấy cây vợt được giữ chặt trong lòng bàn tay của mình.
    + Uống lượng nước vừa phải: một lượng nước vừa phải giúp bạn tránh bị vọp bẽ (nếu uống ít) & tránh mau mệt, nặng nề (nếu uống nhiều)
    + Tăng sức đề kháng qua loại nước uống: bổ sung các vitamin, khoáng chất, như: Pharmaton, Plusssz, Upsa C
    + Lau mồ hôi: khi nghỉ giữa các sec, bạn nên lau mồ hôi, tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể hoặc gió làm lạnh
    + Trời mưa: nhiều anh chị rất ham chơi, nên nhiều khi trời mưa vẫn cố chơi thêm vài games, điều này vô cùng nguy hại. Trời mưa làm sân trơn trợt, nhiệt độ thấp dễ gây cảm lạnh, làm giảm sức đề kháng . . .. Tốt hơn hết, nên dừng chơi khi trời mưa, khi trời tạnh hẳn, dùng cây đẩy chuyên dụng đẩy nước thật kỹ càng, chờ 5 phút cho mặt sân ráo hẳn nước & có thể chơi tiếp.
    + Cú serve & tạt banh:
    Ở cú xẹt và đập banh, người chơi không nên vặn lưng quá mức cần thiết, mà nên rùn gối xuống, nhón gót lên giúp giữ thăng bằng thân mình. Mặt khác, cánh tay phải hơi cong, nếu xẹt trong tư thế thẳng tay và gồng cứng cổ tay sẽ làm cho lực chấn thương dồn vào cổ và khuỷu tay.
    Trong lúc tạt banh cần hơi cong cánh tay và gập khuỷu, gân nhị đầu cánh tay và khớp vai sẽ chia đều lực, tránh được chấn thương khuỷu; khi đỡ banh chạm đất nảy lên không nên tạo lực làm banh xoáy quá mức; ở cú rờ-ve thực hiện bằng cách, vặn xoay vai, sau đó mới vung cánh tay, không nên đặt ngón cái dọc cán vợt để đối trọng lực, sẽ gây bong gân ngón cái.
    6.png
    + Nhảy lên đánh bóng: để phòng tránh tổn thương gân gót Achilles bằng cách tránh động tác nhảy lên chạm đất chỉ trên vùng trước bàn chân vì có thể gây đứt gân gót. Động tác đúng là phải chạm đất đầu tiên bằng phần trước bàn chân, liền sau đó là gót chân. Phòng tránh đau gót chân do viêm cân gan chân (thường do quá tải bàn chân), phương pháp điều trị tốt nhất là ngưng chơi một thời gian, và khi chơi nên mang giày chuyên biệt có miếng lót êm nâng vòm trong bàn chân, và đệm gót giúp giảm đau.
    + Tập quá sức: người chơi tennis phải vận động liên tục nên việc tập luyện quá sức là nguyên nhân dẫn đến bị đau, thương tích. Cần lưu ý rằng tập để giữ sức khỏe khác với tập để thi đấu. Trong quá trình tập luyện & chơi, cần tập đều, có hệ thống. Tốt nhất là mỗi tuần nên tập 2-3 lần.
    + Chấn thương khách quan: nhiều khi chấn thương đến với người chơi 1 cách khách quan, là do đường bay bay không chủ đích & trúng vào người, thậm chí là vào mắt. Vì vậy:
    – Nên lưu ý bạn chơi cùng đừng nên tạt banh khi mọi người không tập trung
    – Nếu cảm thấy phản ứng của mình không nhanh & đối thủ bên kia lưới hay tạt banh mạnh vào người, thì tốt nhất nên lùi xuống 1 tí hoặc chọn cách đánh cuối sân cho an toàn
    + Tuyệt đối không rượu bia & thuốc lá: đặc biệt là đối với những anh chị có tiền sử về bệnh tim mạch & huyết áp
    * Sau khi chơi & luyện tập:
    Sau khi luyện tập, cần thả lỏng các khớp, chạy nhẹ nhàng để cơ thể trở về trạng thái cân bằng. Các biện pháp hỗ trợ: nghỉ ngơi, xoa bóp phục hồi rất quan trọng đối với các vận động viên chuyên nghiệp phải thi đấu dài ngày.
    * Xử lý chấn thương:
    Chấn thương trong tennis rất đa dạng, nhưng hầu hết là chấn thương phần mềm: dây chằng – gân – cơ; một số ít là chấn thương xương và khớp. Các chấn thương phần mềm có thể ở dạng cấp tính: giãn – rách – đứt, hoặc mãn tính như viêm thoái hóa gân – cơ – dây chằng. Vì vậy, việc xử trí ban đầu là quan trọng và rất cần thiết để giảm triệu chứng, giúp tổn thương ổn định, góp phần làm tổn thương lành tốt. Bạn có thể làm trước khi cần có sự can thiệp chuyên sâu của các bác sĩ Y Học Thể Thao trong trường hợp nặng. Thực hiện các bước: RICE
    – R (Rest) – Nghỉ ngơi:
    Nghỉ chơi ngay lập tức khi bị chấn thương, có thể giữ bất động vùng bị thương bằng nẹp cố định trong 24 – 72 giờ đầu.
    – I (Ice) – Chườm lạnh:
    Giúp giảm chảy máu bên trong, giảm sưng, giảm viêm cấp tính
    Cách làm: túi chườm lạnh hoặc đá đập nhuyễn bỏ vào bao Nylon rồi bọc một khăn ướt bên ngoài (không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên da có thể làm phỏng lạnh). Có thể dùng túi chườm lạnh có sẵn.
    Thời gian: chườm tại chỗ 10 – 15 phút, nghỉ 30 – 45 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày, không nên chườm một lần quá lâu có thể gây phỏng lạnh. Chườm lạnh có thể thực hiện trong 24 – 72 giờ đầu sau khi chấn thương.
    7.jpg
    – C (Compression) – Băng ép:
    Băng ép với mục đích làm giảm chảy máu, giảm sưng, có thể làm cùng lúc với chườm lạnh hoặc không có chườm lạnh.
    Cách làm: sử dụng băng thun quấn dưới vùng bị tổn thương khoảng 5 – 10 cm quấn lên trên vùng tổn thương. Chú ý: Những vòng đầu quấn hơi chặt sau đó lỏng dần. Không nên quấn quá chặt có thể chèn ép mạch máu thần kinh.
    – E (Elevation) – Kê cao:
    Kê cao chi chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm nhất là đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10 – 15 cm trong 24 – 72 giờ đầu.
    Chú ý: Trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương rách – dập – đứt phần mềm tăng lên, chảy máu nhiều hơn, sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu.
    Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa bóp với các loại dầu nóng có thể kích thích hình thành các mô sợi xơ (Fibro) thế cho các sợi đàn hồi (collagen) dẫn đến giảm tính đàn hồi và chắc của dây chằng. Sau khi lành, dây chằng trở nên yếu, xơ cứng và dễ bị tổn thương lại.
    Có thể dùng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm để trợ giúp giảm đau, sưng: Panadol, Alaxan, Tilcotil, Vioxx… (cần có sự hướng dẫn của bác sĩ) . Thông thường các triệu chứng sẽ giảm sau 24 – 72 giờ. Nếu sau 24 – 72 giờ tổn thương không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm trọng cần thiết phải gặp Bác sĩ Y Học Thể Thao.

    KẾT LUẬN:
    Chấn thương trong quần vợt thường không quá nặng nhưng dễ kéo dài dai dẳng làm hạn chế thành tích của VĐV – người luyện tập. Cần điều trị theo quan điểm tích cực “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
    Sự dẻo dai và sức mạnh là chìa khóa ngăn cản chấn thương.
    * Ca chấn thương không may mắn – Đen như Goran Ivannisevic:
    Vô duyên nhất phải kể đến Goran Ivanisevic. Xưa nay, việc các tay vợt bị chấn thương đeo bám dai dẳng không còn là chuyện hiếm. Có người còn sớm phải treo vợt vì chấn thương. Nhưng tới mấy lần bị đau bởi những chuyện không đâu như Ivanisevic thì có lẽ thế giới chưa có trường hợp thứ hai.
    Hồi cuối thập kỷ 1990, Ivanisevic đánh cặp cùng tay vợt người Australia Mark Philippoussis. Mọi sự ăn ý trước đó của họ biến đâu mất trong lần cả hai góp mặt vào giải đấu ở Toronto năm 1998. Trong tình huống đang bị cặp đối thủ Mark Knowles – Daniel Nestor dẫn 4-2 ở set thứ nhất, Ivanisevic ngẫu hứng định biểu diễn động tác đánh đầu đưa bóng qua lưới. Ai ngờ Philippoussis “có chung ý tưởng lớn”. Thế là… rầm một cái. Sau cú “đánh đầu” trời giáng, Philippoussis bị choáng nặng. Còn Ivanisevic phải khâu 6 mũi ở gần mắt phải. “Tôi thấy mình như vừa trúng đòn của Mike Tyson”, Ivanisevic vẫn tỏ vẻ hài hước, “Chắc tôi phải tìm bạn đánh đôi mới thấp hơn mình. Để lỡ có va chạm như thế này thì anh ta chỉ có thể lao trúng ngực tôi thôi”. Từ đó, chẳng ai thấy anh chàng cao 1m93 người Croatia và ngôi sao người Australia chung chiến tuyến nữa.
    TOMDUY, Nguyen Duy and kevintran like this.
  2. 9
    1
    3
    kevintran

    kevintran

    Vntennis Id: 968 Vntrp: Vntrp đơn:
    Bài viết hay, xin cảm ơn đã chia sẻ
  3. 32
    18
    8
    tamthe

    tamthe

    Vntennis Id: 181 Vntrp: Vntrp đơn:
    Cảm ơn tác giả! bài viết có ích cho tất cả ai chơi tennis phong trào.
  4. 509
    639
    93
    neuyeuthiphainoi

    neuyeuthiphainoi Hỏa Nữ Thành viên BQT

    Vntennis Id: 10 Vntrp: 2.05 Vntrp đơn: 2.25 New
    việc phân tích hoạt động của các khối cơ là rất quan trọng để xác định là bị đau ở đâu
    Hieurongdat thích bài này.
  5. 4
    1
    3
    yeutennis

    yeutennis

    Vntennis Id: 1597 Vntrp: Vntrp đơn:
    Quan trọng nữa là cần kiểm soát cơ thể tránh trường hợp hưng phấn quá thực hiện quá nhiều động tác khó hoặc cố quá sức
    neuyeuthiphainoi thích bài này.
  6. 509
    639
    93
    neuyeuthiphainoi

    neuyeuthiphainoi Hỏa Nữ Thành viên BQT

    Vntennis Id: 10 Vntrp: 2.05 Vntrp đơn: 2.25 New
    Tennis đang dần trở lên phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, chơi tennis như thế nào để khỏe và không bị dính chấn thương thì không phải ai cũng biết.
    Anh Trần Thanh T. , 44 tuổi, sau một buổi tập quần vợt thường kỳ cảm giác đau nhức khuỷu tay phải. Cho rằng bị đau do căng cơ nên anh tự mua thuốc giảm đau uống. Sau 2-3 ngày thấy bớt, anh tiếp tục đi chơi quần vợt. Chơi được một lúc thấy đau nhiều, đánh banh mất lực, anh phải nghỉ chơi. Bạn bè trong sân khuyên anh uống thuốc và nghỉ chơi vài bữa cho hết. Anh đi khám bác sĩ ở phòng mạch tư, mua thuốc giảm đau uống và nghỉ một tuần thì thấy hết đau. Anh lại tiếp tục chơi quần vợt lại, nhưng chơi được vài buổi lại thấy đau lại, anh lại uống thuốc và đeo băng thun giảm chấn khuỷu tay. Thấy hết đau, anh lại chơi tiếp… Sau 2 tháng thì hiện tượng đau tăng lên nhiều, đau cả khi cử động, khi làm việc và anh phải nghỉ chơi quần vợt. Uống thuốc không thấy hết đau, anh đi khám ở khoa Y học thể thao của Bệnh viện Nhân dân 115. Các bác sĩ sau khi khám, chụp phim đánh giá và kết luận anh bị rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngòai khuỷu tay và phải phẫu thuật. Câu chuyện của anh T. là một trong hơn 1000 trường hợp những người chơi quần vợt, chơi bóng bàn, cầu lông, golf …phải đi khám và điều trị mỗi năm tại các chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM. Mục đích tập thể dục thể thao là để khỏe, nhưng tập luyện không theo đúng bài bản sẽ dễ gây chấn thương (thường là chấn thương ở gối, thắt lưng, cổ chân, vai, háng, cổ tay, khuỷu). Trường hợp sai nhiều sẽ dẫn đến các bệnh mạn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, nứt, gãy xương sống. 2 Hội chứng đau khuỷu tay khi chơi tennis (Tennis Elbow) Tennis elbow là 1 tình trạng viêm hoặc rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngòai khuỷu tay. Bệnh này rất hay gặp ở người chơi quần vợt (tỷ lệ 10-50% người chơi tennis mắc phải). Ngoài ra, bệnh này còn xảy ra ở những người chơi thể thao dùng khuỷu tay như: cầu lông, đánh golf, bowling... Nguyên nhân là do các nhóm cơ này bị suy yếu, khi bạn vận động quá mức, nơi bám của các cơ chịu lực căng –kéo quá sức gây ra các vi chấn thương, lâu ngày làm viêm tại chỗ. Bệnh xuất hiện do người chơi không nắm vững các nguyên tắc tập luyện, do tập quá sức, do vợt hoặc quá nặng, lưới đan quá căng, cán vợt quá lớn so với bàn tay, mặt sân quá cứng, không khởi động kỹ, kỹ thuật chưa đúng… Trong hơn 1.000 bệnh nhân điều trị viêm khuỷu tay do chơi tennis không đúng cách mỗi năm, phần lớn phải mổ trong khi lẽ ra chỉ cần uống thuốc nếu được phát hiện sớm. Khi mới đau, bệnh nhân thường chủ quan, chỉ nghỉ chơi vài bữa, sau đó lại chơi tiếp. Vì thế, vết thương ngày càng nặng hơn. Theo các nghiên cứu, gần 50% số người tập luyện hằng ngày và 25% số người tập vài lần/tuần mắc bệnh này.
    Môn tennis không đòi hỏi sức mạnh quá mức nên ngày càng trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chơi quần vợt phải vận động liên tục, nhiều người thường chơi vào buổi trưa ở ngoài trời nên dễ mất nước. Không riêng gì quần vợt mà với những môn thể thao ngoài trời, nếu chơi giữa trưa nắng thì dễ dẫn đến say nắng, mất nước, rối loạn điện giải. Lâu dài, người chơi chẳng những không tăng thể lực mà càng mệt mỏi thêm. Rối loạn điện giải cũng dẫn đến chuột rút, tổn thương cơ... Những người lớn tuổi, có bệnh về tim mạch sẽ dễ bị ngất, té ngã, chấn thương hay đột quỵ nếu vận động liên tục , nhất là những người hay chơi vào buổi trưa. Cách nay vài năm, một bác sĩ trưởng khoa của một bệnh viện lớn ở TPHCM, sau khi chơi quần vợt về đã bị đột quỵ do nhồi máu cơ tim. Do đó, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề sức khỏe khi luyện tập thể dục thể thao.
    Lời khuyên & Cảnh báo Để phòng tránh chấn thương khi chơi tennis, bạn nên:
    - Điều chỉnh vợt cho phù hợp: kích thước tay cầm, độ căng lưới vợt.
    - Khởi động, làm nóng thật kỹ.
    - Sửa chữa kỹ thuật cho đúng: đặc biệt là cú trái tay.
    - Chơi với lượng thời gian từ từ tăng dần, từng bước hồi phục lại khả năng tập luyện, và không chơi quá sức. - Đeo băng giảm chấn đúng kỷ thuật.
    - Khi có vấn đề về sức khỏe phải đi khám và luyện tập theo tư vấn của bác sĩ
    - Nếu đã có bệnh đang điều trị thì nên tránh chơi quá sức hoặc nếu cần phải nghỉ chơi chuyển sang tập luyện môn khác.
    TOMDUY and Hieurongdat like this.
  7. 2
    1
    3
    TOMDUY

    TOMDUY

    Vntennis Id: 3910 Vntrp: Vntrp đơn:
    Quá hưũ ích cho người chơi môn này!
  8. 1
    0
    1
    Ngọc Minh 70

    Ngọc Minh 70

    Vntennis Id: 4328 Vntrp: 2.25+ Vntrp đơn: 2.25 New
    Cảm ơn chủ thớt nhiều!
  9. 1
    0
    1
    Dũng CG

    Dũng CG

    Vntennis Id: 6639 Vntrp: 2.25+ Vntrp đơn: 2.25 New

Chia sẻ trang này