Wimbledon 2017 (3/7 - 16/7): Fedal 2.0 vs phần còn lại của thế giới?

Thảo luận trong 'Grandslam/ ATP world tour' bắt đầu bởi Sereger, 12/6/17.

?

Ai sẽ nâng cúp trên sân SW19

Poll closed 8/7/17.
  1. Federer - Ông trùm Wimbledon của Kỷ nguyên mở?

    7 phiếu
    31.8%
  2. Nadal - Channel slam thứ 3?

    6 phiếu
    27.3%
  3. Wawrinka - Grand Slam sự nghiệp?

    1 phiếu
    4.5%
  4. Murray - Lần đầu bảo vệ thành công ngôi quán quân?

    3 phiếu
    13.6%
  5. Djokovic - Làm lại từ đầu?

    2 phiếu
    9.1%
  6. Big server (Cilic/Raonic/Querry...)

    0 phiếu
    0.0%
  7. LostGenner (Dimitrov/Goffin/Nishikori...)

    0 phiếu
    0.0%
  8. NextGenner (Zverev/Kyrgios/Thiem...)

    2 phiếu
    9.1%
  9. Tay vợt khác

    1 phiếu
    4.5%
  1. 173
    80
    28
    thachdx

    thachdx

    Vntennis Id: 1961 Vntrp: Vntrp đơn:
    Vậy là hơn 1 nửa chặng đường của mùa giải thần thánh 2017 đã trôi qua với Roger và Rafa độc bá thiên hạ. Từ giờ tới cuối năm sẽ còn các ẩn số sau đây để mong chờ:
    1. Fed sau khi đã cởi bỏ được áp lực Wim#8 thì có ăn thêm được GS nào nữa ko? Điều lợi hại bây giờ của Fed là anh muốn đánh giải nào cũng được, phần vì tuổi tác nên được ưu tiên, phần vì Fed có nghỉ đi nữa thì khi quay trở lại vẫn không mất cảm giác. Giờ kêu Nole hay Mur nghỉ 1 lèo chưa chắc lúc trở lại đánh hay liền như Fed. May ra có Nad là chung mâm được với Fed ở việc nghỉ xong đánh vẫn hay, thậm chí hay hơn.
    2. Ai sẽ là claim được Y.E no.1 khi mà khoảng cách giữa 2 tay vợt hàng đầu Fed và Nad chỉ là 500 điểm ở thời điểm hiện tại. Cuộc đua song mã hy vọng sẽ ấn tượng và không như cuộc đua 1 chiều năm ngoái khi Nole tuột quá tuột sau RG16.
    3. Nad có lần đầu ăn được WTF ko? 1 tay vợt đẳng cấp như Nad mà chưa ăn được giải này lần nào thì quá vô lý.
    4. Waw có tiếp tục được chuỗi 1 năm 1 slam ko?
    5. Nole có ăn được Cincy để hoàn thành trọn bộ MS1000 và nới rộng kỉ lục MS1000 ko? Cá nhân em thấy cái trọn bộ này nó cũng ko ý nghĩa bằng trọn bộ slam, vì MS 1000 thì có cái đc nâng cấp lên, có cái bị hạ cấp xuống, nên không bao giờ trọn vẹn được. Còn như GS thì gần như bất di bất dịch rồi.

    Hạ hồi phân giải.
  2. 173
    80
    28
    thachdx

    thachdx

    Vntennis Id: 1961 Vntrp: Vntrp đơn:
    Cái này bác 7 nói hộ em nè. Chẳng ai chắc chắn mình thua mà xuống tiền cả.

    Em đặt kèo Nad vào sâu vì rõ ràng phong độ 3 vòng đầu của Nad là rất rất thuyết phục, nhất là sau khi thắng RG ko mất set nào. Muller thắng Nad là 1 tai nạn thôi chứ Nad vào TK cũng sẽ bóp Cilic thôi, Muller còn kéo Cilic vào 5 sets và set 2 xém thắng thì Nad hoàn toàn có thể win. Và càng vào sâu thì Nad càng nguy hiểm nhé.

    Em xuống kèo Fed ko vô địch từ trước TK, lúc đó có ai ngờ Nad rồi Nole, Murray đồng loạt dừng cuộc chơi đâu. Sau TK nói thật em cũng muốn xuống kèo Fed vô địch lắm nhưng lỡ chọn Fed ko vô địch nên thôi, chọn 2 cửa thì cá làm gì.

    Kèo Ber ở BK em đặt Ber thì trận semi đó như là trận khó nhất của Fed rồi. Kèo đó em cũng đặt có 3 lít thôi.

    Còn kèo Cilic với Drogba thì Fed phải win 3-0 em mới mất full xèng. Mà rõ ràng từ xưa tới nay Fed chưa bao giờ thắng Wim mà chưa mất set nào, tội gì không chơi?

    Nói tóm lại, em thua sạch Wim kì này không phải vì em mất lí trí và mù quáng. Chẳng qua Fed là God of Tennis, phá vỡ mọi quy luật, thế thôi. Hẹn các bác ở USO để em gỡ gạc là được.
  3. 3,453
    414
    83
    Phê Nô Đan

    Phê Nô Đan

    Vntennis Id: 4156 Vntrp: Vntrp đơn:
    Sau đây là 3 kèo chấp bắt buộc @RogerFederer007 và Anh Bigtoe phải bắt 3 kèo cùng một lúc ở Gam Lông cuối năm diễn ra tại Tội Ác Chi Thành Niu Dót.

    @RogerFederer007 nằm cửa Na ở US Open 2017, Anh Bigtoe nằm cửa Phét ở US Open 2017!

    Kèo 1: Anh Bigtoe chấp @RogerFederer007 1 vs 4:

    1. Na vô địch US Open 2017, anh Bigtoe chung 2 củ cho @RogerFederer007.

    2. Na không vô địch US Open 2017, @RogerFederer007 chung nửa củ cho anh Bigtoe.

    Kèo 2: @RogerFederer007 chấp Anh Bigtoe 1 vs 7:

    1. Phét vô địch US Open 2017, @RogerFederer007 chung 3 củ rưỡi cho anh Bigtoe.

    2. Phét không vô địch US Open 2017, anh Bigtoe chung nửa củ cho @RogerFederer007.

    Kèo 3: Head to Head 1 vs 1, nếu Na và Phét gặp nhau ở Tội Ác Chi Thành Niu Dót bất kể bán kết hay chung kết thì kèo 3 này bắt buộc phải diễn ra cùng với 2 kèo phía trên. Nếu Na Phét không gặp nhau thì kèo 3 không tính!

    1. Phét thắng Na head to head ở US Open 2017, @RogerFederer007 chung nửa củ cho anh Bigtoe.

    2. Na thắng Phét head to head ở US Open 2017, anh Bigtoe chung nửa củ cho @RogerFederer007.


    Ghi chú đặc biệt quan trọng:

    3 kèo trên đây được thiết kế dựa trên tỷ lệ chấp suốt từ đầu năm đến nay không thay đổi gì cả và Anh Bigtoe luôn nhất quán nằm cửa Phét suốt từ đầu năm đến cuối năm, @RogerFederer007 cũng luôn nhất quán nằm cửa Na suốt từ đầu năm đến cuối năm.

    Như vậy 2 Đại Trí Sư và Tiểu Trí Sư đã không thay đổi cửa nằm.
    Imdingoc and thachdx like this.
  4. 3,453
    414
    83
    Phê Nô Đan

    Phê Nô Đan

    Vntennis Id: 4156 Vntrp: Vntrp đơn:
    Chú @thachdx nói vậy nghe được đấy! Thắng không kiêu, bại không nản! Không ai chê cười chú @thachdx thua nhiều cũng như không ai chê cười Xì líp khóc vì bất lực trong trận chung kết Wimbledon Thần Đô vừa rồi. Cả hai chú @thachdx và Xì líp đều đã cố gắng đến mức tận nhân lực tri thiên mệnh. Tuy nhiên sức người có hạn, 2 chú không thể đấu với trời cao Thiên Ý! Thiên Ý đã muốn Chân Mệnh Thiên Tử Con Trời Thần Đô Thiên Đế Phê Đơ Rớ lập kỷ lục ở Thánh Địa Thần Đô Thiên Thành Luân Đôn.

    Năm sau 2 chú @thachdx và Xì líp thử lại vận may nghe!
  5. 1,593
    270
    83
    navy.seal

    navy.seal

    Vntennis Id: 410 Vntrp: Vntrp đơn:
    Đại tri sư cái máu L bic to.

    Đặt cửa 5 loét ăn 2 củ mà cũng to mồm.

    Nếu thế thì chú oo7 là bố của đại tri sư :))
  6. 20
    2
    3
    Tùng Nguyễn

    Tùng Nguyễn

    Vntennis Id: 8971 Vntrp: Vntrp đơn:
    Na và Phét đều không vô địch US Open 2017, mỗi ông chung nhau nửa củ, huề.
  7. 173
    80
    28
    thachdx

    thachdx

    Vntennis Id: 1961 Vntrp: Vntrp đơn:
    Mà cảm giác Fed hên, trời luôn cho Fed động lực để cố gắng. Ví dụ GS thứ 14, 15 thì thôi ko có gì để nói rồi. Cái 16 (AO10) thì để trả thù việc AO09 thua tức tưởi. Cái 17 (Wim12) thì để cân bằng kỉ lục Sampras và phá vỡ kỉ lục số tuần no.1. Cái 18 (AO17) thì để chứng minh với thế giới 6 tháng nghỉ vẫn có thể làm nên chuyện, đặc biệt là sau năm 2016 te tua. Cái 19 mới đây thì để phá kỉ lục Wim. Cái 20 nếu có thì chắc vì con số 19 nó lẻ lẻ, thiếu thiếu nên lên 20 cho tròn, và nếu win đc nó trong năm nay thì cân bằng được kỉ lục year end no.1 với Sampras luôn. Sau 20 thì chắc đánh cho vui là chính chờ Olympics Tokyo 2020 ráng lụm cái HCV đơn cho đủ bộ sưu tập cho vui.
  8. 173
    80
    28
    thachdx

    thachdx

    Vntennis Id: 1961 Vntrp: Vntrp đơn:
    Lấy của 1 bạn fan Fed trên FB cho mọi người đọc:
    Chuyện thật như đùa của Mr.Federer / Surely you’re joking, Mr.Federer

    Tựa đề này là tôi nhại theo tựa đề cuốn sách (chắc là) yêu thích nhất của mình, một cuốn sách mà cứ mỗi năm tôi lại phải đọc lại một lần, và nếu một ngày có bị đầy lên hoang đảo và không được đem theo bất cứ cái gì, tôi nhất định cũng phải bằng mọi cách giấu vào người đem theo cho bằng được: Surely you’re joking, Mr.Feynman!, hay như bản dịch tiếng Việt dịch ra là: Feynman, Chuyện thật như đùa.

    Và tôi đã nhái theo cái tựa ấy không chỉ bởi vì Richard Feynman và Roger Federer cùng có tên viết tắt là R.F.

    Năm 1986, khi con tàu vũ trụ Challenger, chỉ sau 73 giây rời khỏi mặt đất, đã bất ngờ nổ tung và cướp đi sinh mạng của toàn bộ phi hành đoàn, cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA liền mời giáo sư vật lý Richard Feynman tham gia vào Ủy ban Rogers để điều tra nguyên nhân xảy ra thảm kịch. Và trước mặt công chúng, bằng một thí nghiệm giản đơn tới không ngờ, nhà vật lý lừng danh từng đoạt giải Nobel đã chỉ ra sai lầm kỹ thuật của con tàu, đồng thời vạch trần âm mưu tung hỏa mù hòng che đậy sự thật của NASA.

    Và đó không phải lần duy nhất Richard Feynman làm bẽ mặt chính quyền.

    Một lần khác, Feynman đã tìm ra toàn bộ những hồ sơ mật về việc nghiên cứu và triển khai vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Bằng cách nào ư? Chỉ bằng mẹo phá khóa mà ông thường xuyên đem ra nghịch ngợm và trêu chọc mọi người. Khoa học là một trò chơi, một trò tiêu khiển, luôn luôn là vậy, đối với Richard Feynman. Không phải là liệu tôi sẽ đạt được cái gì, tôi chỉ đơn giản là tìm niềm vui trong khám phá. Như khi ban tổ chức giải Nobel nửa đêm gọi điện tới thông báo, này Richard, chúc mừng anh đã thắng giải, ông còn giận dữ cúp máy vì họ đã phá giấc ngủ của mình và đi hỏi khắp nơi xem liệu có cách nào để mình khỏi phải nhận cái giải khỉ gió ấy hay không. Hay như cái lần thiên tài rảnh rỗi của chúng ta bày ra trò dụ lũ kiến tới một viên đường và rồi tìm cách đuổi chúng đi, từng con một, mà không giết chúng. Hay như cái lần ông, chỉ bằng thú vui sưu tầm tem từ thuở nhỏ, đã khám phá ra một vùng đất nằm ở trái tim châu Á mang tên Tuva, để rồi cùng những người bạn đưa văn hóa và di sản của miền đất này ra ánh sáng.

    Giờ thì bạn đã hiểu tại sao tôi lại phải kể dài đến thế về Richard Feynman trong một bài viết dành cho Roger Federer.

    “Tôi không chơi với đối thủ của mình. Tôi chơi với những trái bóng.”

    Roger giãi bày như vậy sau chiến thắng không thể tin nổi của anh ở tuổi 35, tại Melbourne năm nay.

    Hãy nhớ lại năm 2002, khi huyền thoại Pete Sampras vô địch Mỹ mở rộng. Ngay sau đó, anh lập tức chia tay quần vợt. Chia tay trong lần cuối cùng ở đỉnh cao.

    Hãy nhớ lại năm ngoái, khi Novak Djokovic hoàn thành Career Slam bằng chiến thắng tại Pháp, kể từ đó bắt đầu trượt dài, và anh hề Nole thừa nhận: từ sau chức vô địch Roland Garros, tôi đã không còn nhiều đam mê như trước.

    Và hãy nhìn tất cả những tay vợt cùng thời với Roger: Lleyton Hewitt, Marat Safin, Andy Roddick, David Nalbandian, tất cả bọn họ đều đã lần lượt từ giã sân đấu. Còn Federer, sau 4 thế hệ, vẫn ở đây. Federer đã bắt đầu khi đế chế Sampras-Agassi dần già đi, Federer đã ở đó thống trị quần vợt và gần như không cho những Roddick, Safin, Hewitt bất cứ một cơ hội nào, Federer đã ở đó cùng Nadal chia đôi thế giới quần vợt, Federer vẫn ở đó khi Djokovic và Murray chiếm thế thượng phong, và bây giờ khi Djokovic cùng Murray đi xuống, những tay vợt 9x vẫn chưa khẳng định được mình, người ta vẫn thấy Federer.

    Nghĩ mà xem, chỉ riêng việc một người đàn ông 35 tuổi đã có tất cả mọi thứ, đã là vua của các kỷ lục, đã là tay vợt lớn nhất mọi thời đại, không còn gì để phải chứng minh thêm nữa, đã có gia đình với 4 đứa con nhỏ luôn đi theo anh trong tất cả mọi giải đấu, chỉ riêng việc người đàn ông đó vẫn ở đây, xin nhắc lại một lần nữa, vẫn ở đây miệt mài thi đấu, đã là một điều kỳ diệu, chứ chưa nói đến chuyện anh ta vẫn là người được đặt cược cao nhất, là đối thủ nặng ký nhất, anh ta vẫn vào chung kết, vẫn vô địch, và thậm chí vô địch mà không để mất 1 set đấu nào.

    Mấy năm nay, rất nhiều lần khi tôi và bố tôi cùng nhau xem quần vợt, bố tôi vẫn hỏi: “Chả hiểu cái thằng Federer này còn tham đánh đấm làm gì nhỉ?”, tôi vẫn trả lời đùa rằng: “Thì một mình đi làm kiếm tiền nuôi 6 miệng ăn nên vẫn phải đánh chứ sao.”. Ai cũng biết tất nhiên là không phải thế, ai cũng biết đó là vì tình yêu. Đó thực sự là vì tình yêu, một tình yêu rất thuần khiết dành cho quần vợt. Không phải vì tiền, không phải vì danh vọng, không phải vì danh hiệu, chỉ vì tình yêu.

    Năm 14 tuổi, cậu bé Roger một mình khăn gói sang Écublens, một vùng của Thụy Sĩ nói tiếng Pháp, để tập luyện, trong khi một chữ tiếng Pháp bẻ đôi cũng không biết. Gia đình bảo trợ cho Roger khi ấy nói rằng, họ vẫn thường thấy cậu vào phòng và khóc một mình vì cô đơn. Và sự can đảm của cậu thiếu niên ấy đến từ đâu nếu không phải vì tình yêu vô tận với tennis?

    Federer đã khóc khi vô địch Wimbledon lần đầu tiên năm 2003. Kể từ đó đến nay đã là 8 lần, bất cứ lần nào cũng khóc. Kể cả khi chiến thắng đã trở thành một thói quen, anh vẫn khóc khi giành chiến thắng. Anh đã rơi nước mắt trước hàng ngàn khán giả khi thất bại tại Australia Open năm 2009, đến mức đối thủ khi ấy là Nadal cũng trở nên bối rối không biết phải làm sao. Và lật lại thời gian, Roger kể lại đã khóc tại Olympic 2000, khi anh có cơ hội trở thành tay vợt trẻ nhất đoạt huy chương, thế mà anh lại tự thua chóng vánh. Lật lại xa hơn, khi anh còn nhỏ, cùng cậu bạn chí cốt Marco Chiudinelli thi đấu giải Bambi Cup, lúc anh sắp giành chiến thắng, Marco liền chạy ra một góc ngồi khóc khiến Roger phải tới dỗ dành để Marco thi đấu tiếp, để rồi Marco lật ngược thế cờ và dành chiến thắng sau cùng. Và lúc này, tới lượt Roger ôm mặt nức nở.

    Sau hơn 25 năm, Roger vẫn có thể khóc vì quần vợt. Sau hơn 25 năm, Roger vẫn có thể khóc vì cái mà người khác cho rằng chỉ là một cuộc chơi.

    Không ở một giải đấu nào mà phóng viên không đặt ra câu hỏi: Roger, bao giờ thì anh giải nghệ? Khi anh 30 tuổi, anh đáp: có lẽ là năm 35 tuổi chăng? Bây giờ anh 35, và khi họ lại đặt ra câu hỏi ấy: anh đáp, tôi hy vọng có thể tiếp tục chơi tới năm 40 tuổi.

    Tôi nghĩ, câu trả lời của anh trong mọi hoàn cảnh chỉ là một sự chống chế. Họ hỏi và anh có nghĩa vụ phải trả lời. Tốt thôi, vậy thì anh sẽ lấy đại một mốc ra để trả lời. Và nếu đến năm 40 tuổi, Roger vẫn ở đó để cánh phóng viên tiếp tục mè nheo: Nào, giờ anh tính sao đây, định đánh tennis tới hết đời hả?, thì tôi cũng sẽ chẳng ngạc nhiên vì điều ấy.

    Trừ khi Mirka nói cô ấy đã chán quần vợt, trừ khi Mirka nói cô ấy đã chán phải lên đường.

    Nhưng đợi Mirka chán có lẽ còn lâu hơn. Đừng quên rằng, khimới chỉ mười mấy tuổi, Mirka đã nhất quyết tới Đông Âu thi đấu bất chấp những cuộc chiến tranh diễn ra dai dẳng tại đây. Roger thậm chí kể rằng: “Tôi từng nhìn Mirka tập luyện liền 5-6 tiếng và tôi nghĩ, trời ạ, tôi không thể chăm chỉ như cô ấy được. Tôi chỉ tập được 1 tiếng là tôi đã thấy chán ngấy và bắt đầu bày trò khác để chơi.” Mirka đã ngồi trong cái nắng tháng 7 suốt hơn 4 tiếng đồng hồ để xem trận chung kết dài nhất lịch sử giữa Federer và Andy Roddick khi cô ấy mang thai sinh đôi ở tháng cuối cùng. Và chỉ 2 tuần sau khi sinh, Mirka lại cùng Roger và các con đi mấy ngàn cây số tới tận Montreal để xem anh thi đấu.

    Họ yêu nhau và họ yêu quần vợt. Roger xem cả những giải đấu cấp thấp Challenger và biết cả mặt những tay vợt lèng mèng ở top mấy trăm. Khi Sampras thống trị quần vợt, mỗi khi anh bước vào phòng thay đồ, không khí chợt trở nên im lìm. Ai cũng sợ mình sẽ làm phiền Pete. Roger thì khác, anh bước vào phòng thay đồ và không khí trở nên náo nhiệt. Tim Henman, một tay vợt nổi tiếng người Anh, khi được hỏi hãy mô tả Roger Federer, liền chuyển ngay sang tiếng Pháp, bởi vì “khi nói về Federer, bạn phải dùng thứ ngôn ngữ duyên dáng nhất.”

    Có một câu chuyện về Federer và vợ anh mà tôi rất thích kể cho những người chưa biết, đó là trong cuộc đời anh từng đánh đôi với 3 người (hiện giờ thì là 4 nhưng ở thời điểm đó thì là 3): Martina Navratilova, Martina Hingis, và Mirka. So sánh 3 người họ, Roger nói: “Đối với tôi, được thi đấu với Navratilova là một vinh dự, vì bà là một huyền thoại lớn. Với Hingis, tôi khâm phục cô ấy vì cô ấy đã đạt được rất nhiều điều từ khi còn rất trẻ, điều mà tôi đã không làm được. Còn với Mirka, đó là người đem đến cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Lần nào sau mỗi trận đấu cô ấy cũng khóc vì bị chấn thương hành hạ. Đó là lúc tôi nhận ra, điều quan trọng không phải là thắng hay thua, điều quan trọng là được ở bên nhau trên sân đấu.”

    Khi người ta làm một điều vì tình yêu, thì người ta chỉ đơn giản là làm nó, kết quả ư? Có lẽ cũng không quan trọng tới thế. Federer giờ đây có lẽ đang thưởng thức quần vợt như vậy, chỉ đơn giản là đứng trên sân đấu, cầm những trái bóng, vung vợt, sáng tạo ra những cú đánh vô tiền khoáng hậu, trò chuyện với những tay vợt cũng là những người bạn của mình, nhìn về phía khán đài nơi gia đình và người thân luôn dõi theo anh, một gia đình ngày càng mở rộng hơn, đầu tiên chỉ có Mirka, sau đó là Mirka và 2 cô con gái sinh đôi, giờ thì là Mirka, 2 cô con gái sinh đôi và cả 2 cậu con trai sinh đôi nữa, và anh lại khóc, và người ta nên đòi hỏi gì hơn?

    Nhà thơ Baudelaire từng viết: “Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi; trái tim không hề vương vấn, như mây bay gió thổi, anh bước theo số phận của mình. Cớ gì phải có lí do, chỉ một tiếng hô thôi: Lên đường đi nào!”

    Tôi đã nghĩ đến cả Richard Feynman và Roger Federer khi đọc những lời như thế.

    Hiền Trang
    FedVN20, Raymonk and Duchuy99 like this.
  9. 173
    80
    28
    thachdx

    thachdx

    Vntennis Id: 1961 Vntrp: Vntrp đơn:
  10. 3,453
    414
    83
    Phê Nô Đan

    Phê Nô Đan

    Vntennis Id: 4156 Vntrp: Vntrp đơn:
    Không thể nói huề tiền như vậy được!

    Cái hay của anh Bigtoe là anh Bigtoe thiết kế kèo rất hay, có nhiều biến số! Dù cho cả 2 không vô địch US Open 2017 thì cả hai sẽ vẫn đập nhau head to head ở US Open 2017, không thể tránh được chuyện có thắng có thua, không huề tiền!

    Các chú thử tưởng tượng bây giờ chưa có draw US Open 2017, ngay cả nhà cái lão luyện Williams cũng chưa có tỷ lệ chấp cho Na và Phét, vậy mà Anh Bigtoe Thần Đô của các chú đã thiết kết ngay 3 kèo US Open 2017 cực hay với nhiều biến số!


    Kèo của anh Bigtoe không phải là kèo huề tiền, chú @RogerFederer007 cũng phải tính toán nát óc trước khi chú ấy trả lời có nhận kèo hay không vì đây là kèo do Đại Trí Sư ra tay thiết kế chứ không phải những kèo huề tiền tầm thường mà các chú hay bắt trong này!
  11. 825
    270
    63
    Sereger

    Sereger

    Vntennis Id: 8106 Vntrp: Vntrp đơn:
    Cái AO 17 là trả thù cho AO 09.
  12. 238
    85
    28
    vivafed

    vivafed

    Vntennis Id: 1164 Vntrp: Vntrp đơn:
    củ cũng lộ rồi, cứ qui ra "ly" (tức cốc hay vại) thì làng xóm cho là mời nhau vài "ly" bia/cafe thì chả có ai bắt đc cả!!! :P
  13. 363
    85
    28
    Imdingoc

    Imdingoc

    Vntennis Id: 8376 Vntrp: Vntrp đơn:
    Thực tình mà nói cái Wim17 này thắng dễ quá nên fan Phê ko cảm xúc nhiều như AO17 các cụ nhể
  14. 392
    40
    28
    Zverev

    Zverev

    Vntennis Id: 9446 Vntrp: Vntrp đơn:
    Cuộc đua ngôi số 1 cuối mùa:
    Tình hình là hiện giờ MU 7750, Nole 6325, Wawrinka 6140 cơ hội rất thấp vì phong độ hiện tại và phải bảo vệ rất nhiều điểm. Cuộc đua chắc chỉ giữa Nadal 7465 và Federer 6545. Nadal đang hơn Federer 920 điểm, phải bảo vệ 370 điểm, Federer không phải bảo vệ số điểm nào cả vì nghỉ nửa cuối năm ngoái. Như vậy Federer cần phải kiếm nhiều hơn Nadal 550 điểm ở nửa cuối mùa để lên ngôi số 1. Nhiệm vụ này xem ra cũng khá khó khăn với phong độ đang rất tốt của Nadal.
  15. 56
    19
    8
    Raymonk

    Raymonk

    Vntennis Id: 10344 Vntrp: Vntrp đơn:
    Đúng là Toe khôn lỏi, uso kèo fed sáng hơn nad thế mà ra kèo nad ăn 4 còn fed ăn 7, người đàng hoàng ai làm vậy. Nếu toe ra kèo thì để 7 chọn kèo, chứ kiểu khôn lỏi vừa ra kèo vừa chọn kèo thế ai chơi lại
  16. 82
    40
    18
    nguoiaoden

    nguoiaoden

    Vntennis Id: 1303 Vntrp: Vntrp đơn:
    Diễn đàn lỗi suốt thế ?



    [​IMG]




    [​IMG]
  17. 374
    77
    28
    Minh Hằng 2012

    Minh Hằng 2012

    Vntennis Id: 965 Vntrp: Vntrp đơn:
    Riêng Big Toe miệng Loe thì cứ phải đưa vào irgone List >:)
    Đỡ đau mắt :)):)):))
  18. 107
    16
    18
    DelPotro007

    DelPotro007

    Vntennis Id: 6111 Vntrp: Vntrp đơn:
    Sau giải Wim này em cũng thấy khá khó bắt kèo liên quan tới FED bởi anh ta phá vỡ mọi quy luật của người thường nên ko thể tính toán được.

    FED bây giờ là một ẩn số, một sự huyền bí ko tuân theo bất kỳ quy luật nào, có thể ẵm trọn các giải lớn cuối năm nhưng có thể thua chú ngoài top 100 ở vòng ngoài.

    Tuy nhiên dù thế nào thì em vẫn tin sức khỏe của FED là quan trọng nhất, nếu bỏ Monreal-Shanghai thì em vẫn tin FED có thể làm nên chuyện ở các giải lớn còn lại.
  19. 56
    19
    8
    Raymonk

    Raymonk

    Vntennis Id: 10344 Vntrp: Vntrp đơn:
    4rum dạo này có vẻ ko ổn nhỉ, giờ mới vào được
  20. 363
    85
    28
    Imdingoc

    Imdingoc

    Vntennis Id: 8376 Vntrp: Vntrp đơn:
    Tình hình là Phạm Tấn đã chuyển sang làm fan của King Phê Đơ Rớ, hớ hớ
    Phạm Tấn đã nhận định King Phê thống trị tennis và có khả năng có 23 Gam Lông :D

Chia sẻ trang này