Phật dạy: “1 ngày vợ chồng, 1000 năm ân nghĩa”, đừng có hở chút là bỏ

Thảo luận trong 'Muôn mặt Cuộc Sống' bắt đầu bởi phithien01, 22/12/16.

  1. 3
    0
    1
    phithien01

    phithien01

    Vntennis Id: 7492 Vntrp: Vntrp đơn:
    [ PHẬT DẠY 11-12-2016] Phật dạy: "Tu ngàn năm mới có thể chung chăn gối". Phật dạy rằng vợ chồng đến được với nhau kiếp này không biết đã phải tu bao nhiêu kiếp trước, vì thế hãy luôn trân trọng.

    Cùng lắng nghe lời Phật Dạy về Duyên Nợ và Tình Yêu. Vợ chồng là thiếu nợ lẫn nhau sao? Vợ chồng là nợ nghiệp nhau sao? [Duyên vợ chồng như thế nào mới có thể kết thúc đây? Vợ chồng lại là cái gì duyên mà kết thành đây? Tục ngữ từng có câu:

    “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”.

    Ý câu này là, những người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể kết duyên thành vợ chồng thì giữa họ với nhau mối duyên càng sâu đậm.

    “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”.

    Tôi nhớ có một câu chuyện Phật dạy đại ý như sau:

    “Có một anh chàng kia rất yêu một cô gái. Hai người quen nhau và rất hạnh phúc trong vòng 2-3 năm. Thế rồi một ngày nọ, cô gái đi lấy chồng. Anh người yêu rất đau khổ và than trời trách đất tại sao mình yêu cô gái ấy như vậy mà cô ấy lại cưới người khác.

    Khi đó, người ta mới coi duyên tình kiếp trước của hai người thì thấy rằng: Cô gái ấy kiếp trước chết nơi đầu đường xó chợ trên người không mặc quần áo. Người qua kẻ lại rất nhiều nhưng không ai đoái hoài đến cô. Thế rồi anh người yêu này cũng là một trong những người đi đường, thấy thế mới dừng lại bên xác cô gái, chàng thương xót cho cô gái nên cởi áo đắp lên người cô, rồi đi.

    Sau một thời gian, một chàng trai khác là tiền thân của người chồng ở kiếp này của cô gái cũng đi ngang qua. Thấy xác [cô gái, anh dừng lại mang cái xác đem đi chôn. Thế rồi đầu thai thành kiếp này, cô gái quen anh người yêu để trả nợ ân tình đã đắp áo cho cô.

    Nhưng người cô cả đời nâng khăn sửa túi là người kiếp trước đã chôn cất xác cô bởi ân tình của người chồng sâu nặng hơn rất nhiều.”

    Tuy chỉ là câu chuyện tôn giáo để nói lên thuyết luân hồi của Phật gia. Thế nhưng nó cũng nói lên được duyên phận của con người không chỉ có tình yêu mà còn là là cái ân, cái nghĩa với nhau. Vì duyên nên gặp gỡ nhưng vì cái nghĩa mới nên vợ thành chồng.

    Duyên là cớ gặp gỡ, nợ là gắn kết bền lâu. Trong cõi vô thường này, mỗi người chúng ta tồn tại chỉ như khói như sương. Đời người mong manh mà vũ trụ thì bao la, do đó mà mỗi người nên tự tìm cho mình những an lạc bình yên để có thể sống trọn được một kiếp người. Tình yêu và duyên nợ vợ chồng chính là một trong những điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời mà mỗi người nên chiêm nghiệm.

    Chính vì thế, vợ chồng nên trân trọng lẫn nhau. Dù có phong ba bão táp gì cũng đừng nghĩ đến chuyện buông tay mà hãy cũng nhau vượt qua. Phải trải qua ân tình trăm năm mới có thể nên duyên chồng vợ, một khi đã buông tay thì có khi cả đời, cả kiếp cũng không bao giờ còn gặp lại.

    Có những người cứ mê mải theo đuổi những thứ xa xôi, mà không biết phân định điểm đến của mình, để rồi suốt đời mãi đuổi đeo những bóng hình vô vọng, rồi đổ cho phận số bẽ bàng.

    Có người yêu nhau, đến rồi đi, họ vin vào duyên cạn, tình tan… Nhưng họ có biết đâu rằng, duyên có cạn cũng là do con người chẳng biết chung tay gìn giữ.

    Trong quá trình chung sống, vợ chồng không hiểu nhau là chuyện thường tình. Tuy nhiên, sau một hồi giằng co cự cãi không ai chịu ai, luôn sẽ có một người nhất định muốn ly hôn, nhưng người kia lại không chịu, điều này nói lên rằng khoản nợ lẫn nhau vẫn còn chưa hết, duyên vợ chồng này còn chưa kết thúc.

    Ngược lại, nếu như trong quá trình chung sống, tình cảm vợ chồng nhạt nhẽo, chẳng ai lưu luyến ai. Điều này nói lên rằng khoản nợ giữa vợ chồng đã hết, vì vậy hai bên sống chung giống như bạn bè, chẳng lưu luyến bịn rịn.

    Ngoài ra, qua việc chia tay cũng có thể nhìn rõ duyên vợ chồng đã kết thúc hay chưa. Bất chấp việc chia tay này là tử vong, đi xa nhà, xuất gia, hay ly hôn.

    Nếu như đôi bên khó lòng ly hôn, lúc chia tay khóc nức nở, thì ắt hẳn ân oán vợ chồng này còn chưa trả hết, duyên vợ chồng vẫn còn.

    Còn khi chia tay, oán hận lẫn sự bất mãn vẫn khuấy động tâm can hoặc không cam lòng, điều này nói lên rằng “khoản nợ” giữa các bạn vẫn còn chưa trả hết, kiếp sau gặp lại vẫn sẽ tiếp tục kết làm vợ chồng.

    Hoặc lúc chia tay, cả hai giống như bạn bè, không ân oán, chỉ đau thương hoặc khổ sở một chút, nhưng không đến nỗi muốn níu kéo nhau, điều này nói lên rằng khoản nợ giữa vợ chồng các bạn cuối cùng có thể chấm dứt rồi.

    Người chồng là tay trái, người vợ là tay phải. Tay trái sờ tay phải không có cảm giác gì. Nhưng nếu đến một ngày, tay trái chảy máu, tay phải nhất định sẽ giúp cầm máu.

    Rồi tay trái ngứa ngáy, tay phải nhất định sẽ gãi ngứa cho tay trái.

    Cũng có một ngày, tay trái cầm đồ mệt mỏi, tay phải nhất định sẽ giúp tay trái bưng đồ.

    Cho nên nhất định không được ghét bỏ tay phải của bạn, lại càng không thể ghét bỏ tay trái của bạn. Bởi vì tay trái nắm tay phải mới tạo nên cuộc đời trọn vẹn, nắm bàn tay của nhau tới tận cuối đời, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, bình đạm mới thật là yên vui.

    Có một người cả đời chỉ yêu bạn, thương bạn, lo lắng cho bạn, đó chính là hạnh phúc

    Vạn người theo đuổi không bằng một người yêu thương.

    Vạn người nuông chiều không bằng một người thấu hiểu.

    Tags: Phat day

Chia sẻ trang này